• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    1 số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hài chè
    29/08/2022 10:54:00 SA
    Lượt xem: 8371

    Chè là cây công nghiệp lâu năm và là một trong những cây trồng chủ lực có giá trị, sản phẩm thường xuyên ổn định, đảm bảo cuộc sống cho rất nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

    Do đặc điểm sinh trưởng, chè là cây trồng lâu năm, nên nguồn sâu bệnh luôn tồn tại và tích luỹ trên nương chè, đồng thời thành phần sâu bệnh hại rất phong phú và đa dạng. Một số sâu hại phổ biến có khả năng hình thành dịch trên cây chè là rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ…; Một số bệnh hại nguy hiểm trên cây chè phổ biến là bệnh phồng lá, bệnh chấm xám, bệnh chấm nâu, bệnh thối búp…

    Nhằm nâng cao hiệu quả phòng trừ các đối tượng sâu bệnh trên cây chè, người dân cần chú ý 1 số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại chè, cụ thể như sau:

        Triệu chứng gây hại của bọ xít muỗi hại chè tại xã Suối Giàng - huyện Văn Chấn

     

    1. Các biện pháp kỹ thuật canh tác

    - Làm đất trồng mới phải “sâu, sạch, ải, sớm”, đất trồng chè cày sâu toàn bộ bề mặt. Sau cày phơi ải đất, bừa kỹ làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, kích thích vi sinh vật đối kháng và vi sinh vật phân giải chất hữu cơ hoạt động.

    - Chọn giống kháng sâu bệnh, trồng cây khoẻ.

    - Chăm sóc: bón phân cân đối, tưới nước hợp lý, tủ gốc chè bằng cỏ khô, trồng cây che bóng (cốt khí, muồng…), đốn và hái chè đúng kỹ thuật.

    2. Biện pháp sinh học:

    Bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch tự nhiên sẵn có trên nương chè. Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho cây chè sinh trưởng, phát triển, làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây chè, tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch đến cư trú, góp phần giảm nhu cầu phải dùng thuốc hóa học.

    Đảm bảo tính đa dạng trong hệ sinh thái cây chè, cây che bóng, cây trồng xen tạo điều kiện cho thành phần loài thiên địch phong phú. Duy trì các loài cây hoa có mật (đặc biệt cây hoa cứt lợn) xung quanh nương chè để hấp dẫn thiên địch đến cư trú và phát triển.

    Không sử dụng thuốc hóa học bừa bãi, chỉ sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết, dùng thuốc đặc hiệu hoặc có phổ tác động hẹp, ít độc với thiên địch mà có hiệu quả cao với sâu hại, chỉ phun vào nơi có mật độ sâu, mức độ bệnh cao hơn ngưỡng gây hại kinh tế.

    3. Biện pháp cơ lý

    Thu bắt sâu chùm, sâu non tuổi 1-2 của sâu róm, bọ xít non của bọ xít hoa khi chúng còn sống tập trung, nhổ cỏ bằng tay ở gốc chè 1 năm tuổi.

    Hái bỏ những lá chè, búp chè bị sâu cuốn lá, cuốn tổ, sâu xếp lá, sâu kèn Cắt tỉa cành chè bị sâu đục thân mình đỏ, rệp sáp, bệnh loét, sùi cành. Đào bỏ cây chè bị bệnh chết loang. Phát cỏ dại trên nương chè.

    Dùng bẫy đèn thu bắt các loài rầy, trưởng thành một số loài cánh vảy hại chè, bẫy hố để bắt các loài côn trùng hoạt động ban đêm khi bò lên mặt đất, bẫy dính màu vàng để bẫy trưởng thành bọ cánh tơ.

    4. Biện pháp hóa học

    Sử dụng thuốc hóa học phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng và quy tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc.

    - Đúng lúc: là phun vào thời điểm mà dịch hai trên đồng ruộng dễ bị tiêu diệt nhất. Sâu hại thường mẫn cảm nhất khi chúng ở giai đoạn sâu non tuổi nhỏ. Bệnh hại nên phun thuốc lúc bệnh mới xuất hiện. Phun đúng lúc cũng là tránh phun thuốc khi trời sắp mưa to có thể làm rửa trôi thuốc trên mặt lá, thân cây. Phun thuốc vào lúc trời mát, không có gió to để thuốc bay vào mặt hoặc bay vào nhà ở gần nơi phun thuốc.

    - Đúng thuốc: Cần trừ loài dịch hại nào thì chọn đúng thuốc khuyến cáo cho loài đó. Không dùng thuốc đã cấm hoặc không được phép sử dụng trên cây chè. . Nên ưu tiên mua loại thuốc ít độc nhất. ưu tiên chọn mua loại thuốc có thời gian cách ly ngắn nhất. Nên ưu tiên mua những loại thuốc có tác động chọn lọc (có hiệu lực trừ sâu cao, ít gây độc hại với sinh vật có ích)

    - Đúng liều lượng, đúng nồng độ: Dùng theo liều lượng nhà sản xuất khuyến cáo cho từng loài sâu bệnh hại và cỏ dại.

    - Đúng cách: Dùng thuốc đúng cách thể hiện trước hết ở khâu pha thuốc. Pha thuốc để cho chế phẩm sử dụng được hòa thật đồng đều vào nước. Tiếp theo là phun rải thuốc trên đồng ruộng sao cho thuốc BVTV tiếp xúc được với dịch hại nhiều nhất. Không tự ý hỗn hợp nhiều loại thuốc BVTV với nhau để phun trên đồng ruộng, chỉ thực hiện việc hỗn hợp nếu có hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

    5. Thăm đồng thường xuyên

    Hàng tuần phải thăm nương chè, quan sát kỹ, ghi nhận các thông tin về hiện trạng và xu thế phát triển của sâu bệnh, cỏ dại hại chè, của thiên địch, tình hình sinh trưởng, phát triển của cây chè, những biểu hiện cần bón phân hay tưới nước ... và tình hình thời tiết. Dựa vào các thông tin này để có quyết định đúng đắn chọn biện pháp tác động hợp lý để khống chế dịch hại dưới ngưỡng gây hại kinh tế./. 

    Cao Thị Nga - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật