• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CHỦ YẾU TRÊN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI
    25/06/2021 8:35:00 SA
    Lượt xem: 5170

     

     

    Trong những năm gần đây, cùng với nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của tỉnh Yên Bái, cây ăn quả có múi đang dần trở thành nhóm cây trồng chủ lực của tỉnh. Tính đến nay, toàn tỉnh có gần 6.000 ha diện tích cây ăn quả có múi. Tuy nhiên, vào thời điểm này do ảnh hưởng của thời tiết: nắng nóng kéo dài, ẩm độ cao, mưa nhiều ….tạo điều kiện thuận lợi cho dịch hại trên cây có múi phát sinh gây hại như : Nhện, rệp, sâu đục quả, bệnh vàng lá thối rễ, bệnh chảy gôm, bệnh loét sẹo,  … ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây ăn quả có múi.

    Để chủ động phòng chống dịch hại trên cây ăn quả có múi, bà con nông dân cần lưu ý áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật phòng chống các đối tượng dịch hại, cụ thể như sau:

    1. Đối với sâu hại

    1.1. Rệp sáp:

    * Triệu chứng gây hại


    Rệp hại quanh năm, cả ấu trùng và thành trùng cái đều chích hút nhựa lá, cành, trái, cuống trái. Khi bị hại nặng lá bị vàng, rụng, cành bị khô và chết, trái cũng có thể biến màu, phát triển kém và bị rụng.

    Thường xuyên kiểm tra vườn, phát hiện và phun thuốc trừ rệp sáp kịp thời bằng các loại thuốc như: Applaud 25SC, Hello 700WG, Agtemex 3.8EC, Limater 7.5 EC

    1.2. Nhện (nhện đỏ, nhện rám vàng, nhện trắng)

    * Triệu chứng gây hại

     Nhện phát sinh gây hại quanh năm, hại trên cả lá và quả, khi hại nặng có thể làm lá bị khô và rụng, quả bị hại thường có vỏ dày, bị nám và kích thước nhỏ hoặc có thể rụng sớm.

    *Biện pháp phòng trừ:

    Phun phòng trừ nhện bằng các loại thuốc như: Catex 3.6EC, 100WG; Aremec 45EC; Reasgant 3.6EC, 5WG; Limater 7.5 EC

    1.3.Ruồi đục quả:

    * Đặc điểm phát sinh gây hại

    Vào tháng 5 trưởng thành bắt đầu xuất hiện trong vườn cây ăn quả có múi. Từ tháng 7 trở đi, ruồi đục quả hoạt động mạnh trong các vườn cam, chúng thường tìm cam chín sớm để đẻ trứng. Đỉnh cao mật độ ruồi vào cuối tháng 10 đầu tháng 11.

    *Biện pháp phòng trừ:

    Khi mật độ ruồi cao có thể sử dụng các loại thuốc như: Soka 25EC, Vizubon D AL, Acdruoivang 900 OL

    2. Đối với bệnh hại

                2.1.Bệnh chảy gôm:

    * Đặc điểm phát sinh gây hại

    Bệnh phát triển vào thời tiết có độ ẩm cao, nhất là vào mùa mưa (tháng 7, tháng 8) ở những vườn cây lâu năm ít tỉa cành hoặc vườn ngập nước, thoát nước kém.

    * Biện pháp phòng trừ:

     Dùng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma ủ với phân hữu cơ và tăng cường bón phân hữu cơ để làm giàu hệ thống vi sinh vật trong đất, đặc biệt các vi sinh vật đối kháng.

    Khi tỷ lệ bệnh gây hại cao, sử dụng các loại thuốc như: Stifano 5.5SL; Sat 4SL; Acrobat MZ 90/600 WP, Saikin-zai 800WG, Vialphos 80 SP, …Cây bệnh nặng có thể cạo sạch phần chảy gôm, quét trực tiếp vào vùng nhiễm bệnh. Có thể sử dụng các thuốc trừ bệnh chứa gốc đồng để quét lên thân, cành để phòng bệnh cho cây.

                2.2.Bệnh vàng lá thối rễ:

                * Đặc điểm phát sinh gây hại

    Bệnh có thể phát sinh gây hại vào tháng 7, 8, 9. Khi cây bị bệnh nặng, toàn bộ lá biến vàng và rụng; chất lượng quả kém; có thể làm chết cả cây.

    * Biện pháp phòng trừ:

    Thu gom tàn dư cây bị bệnh để tiêu hủy; Khi thấy triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện, phải ngừng ngay việc sử dụng phân bón, chất kích thích sinh trưởng.

    Sử dụng một trong các loại thuốc như: Biobac WP, Rebaci 100WP, Efigo 480SC, RidomilGold 68WG, Aliette 80WP, chế phẩm chưa nấm đối kháng Trichoderma  để xử lý bệnh … Trước khi tưới thuốc cần xới nhẹ xung quanh gốc của cây bị bệnh, để loại bỏ những rễ thối ra khỏi bộ rễ, rồi dùng lớp đất sạch lấp lại và tưới đều xung quanh gốc, sau 5 - 7 ngày tưới lại lần 2. Kết hợp sử dụng thuốc RidomilGold 68WG để phun đều lên thân lá.

    Ngoài ra cần chú ý đến các đối tượng khác như: Sâu non bướm phượng, sâu vẽ bùa, sâu đục cành, bệnh Greening, bệnh loét…

    3. Một số biện pháp canh tác hạn chế sâu, bệnh hại

    - Cần đào rãnh có khả năng  thoát nước tốt cho vườn cây.

                - Sử dụng các giống cây có khả năng chống chịu bệnh làm gốc ghép. Trồng đúng mật độ khuyến cáo, không nên tủ cỏ sát gốc cây vào mùa mưa.

                - Thường xuyên tỉa cành, tạo tán giúp cây trồng được thông thoáng, giảm độ ẩm, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh gây hại.

    - Khi sử dụng các loại thuốc BVTV phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì và thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng, đảm bảo thời gian cách ly, khi sử dụng xong phải thu gom bao bì đúng nơi quy định.

     

    Cao Thị Nga - Chi cục Trồng trọt và BVTV