• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    Bệnh trướng hơi dạ cỏ ở trâu bò
    07/05/2019 4:24:00 CH
    Lượt xem: 754

     Hàng năm vào vụ đông xuân cỏ non mọc nhiều, chứa nhiều nước, các cây đua nhau đâm trồi nảy lộc kết hợp xương mù, xương muối nhiều là điều kiện thuận lợi để bệnh trướng hơi dạ cỏ phát triển mạnh gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các hộ chăn nuôi gia súc để phòng và trị bệnh các hộ chăn nuôi cần thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật sau:

    1- Nguyên nhân gây bệnh:

    - Do bò ăn phải những thức ăn dễ lên men, sinh hơi. Đặc biệt về mùa xuân bò ăn nhiều cỏ xanh, cỏ non có chứa nhiều nước, chất nhầy; những thức ăn có chứa nhiều gluxit như bã mía, cặn đường, thân cây ngô, ngọn mía; thức ăn có nhiều chất nhầy như dây khoai lang; thức ăn có nhiều protein thực vật như bã đậu; thức ăn mất phẩm chất bị mốc, lúa ngập nước, cỏ úa; ăn phải cây có độc như lá sắn, lá xoan, măng tre hoặc các dạng thức ăn có chứa muối nitrit bên trong như cây bắp cải trắng, lá lim…

    - Do chăn thả, lao động vào lúc giá rét, có nhiều sương muối.

    - Do kế phát từ cảm nắng, bị què, bại liệt, ốm lâu ngày con vật không đi lại, nằm lì một chỗ.

     - Kế phát từ bệnh tụ huyết trùng, liệt dạ cỏ, dạ cỏ bội thực, tắc thực quản, viêm họng làm con vật không ợ được hơi, viêm màng bụng.

    2- Triệu trứng:

    - Bệnh mới phát con vật tỏ ra không yên, bồn chồn, bụng ngày càng phình to và có triệu chứng đau bụng. Vật luôn ngoảnh lại nhìn bụng, vẫy đuôi, cong lưng, 2 chân sau thu vào bụng.

    - Vùng bụng trái chướng to, lõm hông trái căng phồng (gọi là mất lõm hông) có khi vươn cao hơn cột sống, bụng trái căng to lên, không đứng lên nằm xuống được, mõm đập vào chỗ phình bụng.

    - Khi gõ có tiếng kêu rõ, ấn tay vào như quả bóng đầy hơi.

    - Nghe vùng dạ cỏ thấy nhu động dạ cỏ lúc đầu tăng sau giảm dần rồi mất hẳn, chỉ nghe thấy tiếng nổ lép bép do thức ăn tiếp tục lên men.

    - Bệnh càng nặng bò đau bụng càng rõ rệt, vã mồ hôi, uể oải, hay sợ hãi, con vật ngừng ăn, ngừng nhai lại.

    - Gia súc khó thở, mũi nở rộng, cổ dương thẳng, mắt trợn ngược trắng sợ sệt, có khi kêu la, tầng số hô hấp tăng, dạng 2 chân trước để thở, hoặc thè lưỡi để thở. Chân khụy, không đứng được nữa.

    - Máu ở cổ không dồn được về tim, nên tĩnh mạch cổ phình to, tim đập nhanh, gia súc đi tiểu liên tục.

    - Bệnh nặng gia súc chết do ngạt thở, liệt tim và trúng độc. Con vật có thể chết sau vài giờ hoặc vài ngày.

    3- Phòng và điều trị:

    a) Phòng bệnh:

    - Về thức ăn nước uống vào mùa xuân cho trâu bò ăn vừa phải cỏ xanh, cỏ non có chứa nhiều nước, chất nhầy;  như bã mía, cặn đường, thân cây ngô, ngọn mía, dây khoai lang... thức ăn có nhiều protein thực vật như bã đậu; thức ăn mất phẩm chất bị mốc, lúa ngập nước, cỏ úa; ăn phải cây có độc như lá sắn, lá xoan, măng tre hoặc các dạng thức ăn có chứa muối nitrit bên trong như cây bắp cải trắng, lá lim…cần cho ăn thêm rơm khô, cỏ khô.

    - Chăm sóc nuôi dưỡng cần thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn trâu bò, chăn thả, lao tác hợp lý.

    - Về công tác thú y cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, tiêm phòng đầy đủ các loại vác xin theo quy định. Điều trị các bệnh kịp thời rứt khoát.

    b) Điều trị:

    *Chăm sóc- hộ lý:

    - Để gia súc đứng tư thế cao đầu, mông thấp. Tăng cường sự thoát hơi ra khỏi dạ cỏ, Dùng tay kéo lưỡi bệnh súc theo nhịp thở. Dùng nõn chuối non dập 1 đầu chấm muối đưa vào cổ họng gia súc rồi kéo ra kéo vào..

    - Moi hết phân ở trực tràng ra, dùng cỏ khô, rơm trà sát vào vùng dạ cỏ ngày 2 - 3lần, mỗi lần 10 - 15 phút. Đun nước lá chè xanh hoặc lá bàng có pha muối nhạt để ấm dùng ty ô thịt vào trực tràng của gia súc kích thích xì hơi qua hậu môn.

    - Để ức chế sự lên men sinh hơi của vi sinh vật trong dạ cỏ. Cho uống dung dịch rượu tỏi:

    + Từ 3 - 4 củ giã nhỏ + 100ml rượu + 1lít nước sạch.

    + Hoặc cho uống nước dưa chua: 1 - 1,5lít.

    + Hoặc cho uống dung dịch dấm ăn: 500ml dấm + 1lít nước sạch.

    + Hoặc dùng chanh, khế chua vắt lấy nước cho bò uống.

    + Cho uống từ 3 - 5 lít bia hơi lạnh

    - Nếu lượng hơi tích lại quá nhiều trong dạ cỏ, con vật có biểu hiện ngạt thở thì phải chọc troca để thoát hơi ra. Chú ý cho hơi thoát ra từ từ tránh làm thiếu máu não đột ngột.

    - Khi con vật ăn được thì chỉ cho ăn loại thức ăn thô xơ như rơm và cỏ. Không cho ăn các loại thức ăn dễ lên men sinh hơi: cỏ non, cám, ngô, khoai.

    *Dùng thuốc điều trị:

    - Tăng cường thoát hơi ra khỏi dạ cỏ. Bôi MgSO4 hoặc Na2SO4 vào niêm mạc miệng. Cho uống nước lá thị: lá thị 2 nắm to giã nhừ rồi hoà với nước sạch sau đó lọc lấy nước cho uống còn bã dùng để trà sát vào hậu môn.

    - Để thải trừ chất chứa ra khỏi dạ cỏ, có thể dùng một trong các loại thuốc sau: MgSO4 hoặc Na2SO4, liều lượng: Trâu, bò: 300 - 500 g. Cho uống ngày một lần duy nhất vào ngày đầu tiên điều trị.

    - Để phục hồi và tăng cường nhu động dạ cỏ, chúng ta có thể dùng một trong các loại thuốc sau: Schychnin B1 hoặc schychnin sulfat 0,1% với liều: 20 - 30 ml. Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 2 - 3 lần, ngày tiêm 1 lần. Pilocarpin 3%: (thận trọng khi sử dụng, đề phòng vỡ dạ cỏ).

    Chú ý: Không dùng Schychnin và Pilocarpin cho gia súc đang mang thai vì dễ gây xảy thai.

    KS. Ngô Đăng Sỹ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái