• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    KỸ THUẬT CHĂM SÓC LỢN CON THEO MẸ
    23/02/2021 2:03:00 CH
    Lượt xem: 4063

     

              1. Cho lợn con bú sữa đầu

               Lợn con mới sinh cần cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt co trong sữa có chứa hàm lượng vật chất khô cao, đặc biệt là protein, vitamin, kháng thể quan trọng từ cơ thể mẹ truyền cho lợn con để giúp cho lợn con sinh trưởng phát triển tốt hạn chế được dịch bệnh. (chú ý khi lợn con đẻ song cần được lau khô từ mắt, mũi, mồm, toàn thân, cắt rốn, bấm nanh...)

                Cố định đầu vú cho lợn con sẽ đảm bảo được tất cả lợn con đều được bú sữa đầu, nhất là trong trường hợp số lợn con đẻ ra vượt quá số vú thì cần thực hiện chia đàn cho bú luân phiên (đồng thời chăm sóc nuôi dưỡng tốt lợn mẹ) góp phần làm nâng cao tỉ lệ đồng đều của đàn lợn con. Khi không có sự tranh giành thì lợn mẹ sẽ ổn định tinh thần giúp sữa tiết ra nhiều hơn. Hơn nữa, cũng tạo điều kiện cho người chăm sóc can thiệp kịp thời với những trường hợp lợn mẹ đè chết lợn con, giúp nâng cao tỉ lệ nuôi sống lợn con.

    2. Nhốt  lợn con

    Bên cạnh việc cho bú sữa đầu, cố định đầu vú thì lợn con cần được nhốt riêng và cho con bú theo cữ trong thời gian ít nhất là 3 - 4 ngày sau khi sinh để tránh tình trạng lợn mẹ mệt hay vụng về đè chết con. Thường xuyên theo dõi tình trạng tiết sữa của lợn mẹ bởi sau mỗi đợt  bú (thường cách 1,5 - 2 giờ) tùy theo tình trạng của bệ sữa mà người chăm sóc sẽ phát hiện ra những trường hợp dư sữa, nếu để nái dư sữa dễ gây đọng sữa và viêm vú. Sau khi lợn con bú xong đưa lợn con vào ổ úm (hoặc ô úm) để tránh cho lợn con bị lạnh, bị rối loạn tiêu hóa. Trong thời gian này, người chăn nuôi phải quan sát kỹ tình trạng sức khỏe của lợn con, cần sát trùng rốn, kiểm tra sức bú của lợn con, tình trạng tiêu chảy, nhịp thở và phát hiện sớm những con thiếu vú mẹ hoặc vú mẹ không có sữa để sớm ghép sang những đàn khác. Khi lợn con được 3 ngày tuổi thì tiến hành tiêm sắt và lặp lại lần 2 cách 7 - 10 ngày, để tránh thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.

     3. Cho lợn con tập ăn sớm

    Sau 21 ngày sữa mẹ giảm, lợn con có sự khủng hoảng vì thiếu sữa mẹ khi đàn lợn con đang sức tăng trưởng cao, nên tập lợn con ăn sớm ở 7- 10 ngày tuổi để tránh hiện tương đàn con tăng trưởng chậm lại. Thức ăn tập ăn phải đảm bảo có tính thèm ăn cao. Cần lựa chọn loại thức ăn, các chất phụ gia, cũng như phương pháp chế biến sao cho kích thích tính thèm ăn của lợn con. Lợn con thường thích ăn thức ăn dạng viên hay bột nhỏ khô và luôn để phần thức ăn tập ăn vào ổ úm hay máng ăn tự động để lợn con tự do liếm láp khi chúng cần. Phải cho lợn con làm quen với nguồn glucid, lipid, protid của các loại thực liệu thông thường để hệ tiêu hóa của lợn con sớm bài tiết các enzyme tiêu hóa thích hợp.

    4. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn con

    Chuồng nuôi luôn sạch sẽ, khô ráo (không được rửa chuồng trong vòng ít nhất 1 tuần  kể từ khi lợn mẹ đẻ) và có máng tập ăn, máng uống cho lợn con. Có đèn sưởi ấm để đảm bảo chống lạnh cho lợn con. Thực hiện cắt đuôi và bấm tai tiến hành trong vòng 48 giờ sau khi đẻ, dùng cồn iod 700 để sát trùng. Thiến những lợn đực không dùng làm giống, trong khoảng thời gian từ 10 - 14 ngày tuổi, sát trùng bằng cồn iod trước và sau thiến. Trong giai đoạn lợn con theo mẹ tiến hành tiêm phòng một số bệnh như dịch tả, phù đầu, phó thướng hàn, lở mồm long móng,…và theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

    5. Cai sữa cho lợn con

    Cai sữa lợn con nên thực hiện vào lúc trên 24 - 28 ngày tuổi. Khi cai sữa, lợn con cần giảm bớt khẩu phần thức ăn từ 10 - 20% để chống strees, giữ chuồng trại khô ráo, thoáng mát. Có thể pha thêm kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống để phòng một số bệnh về đường ruột và hô hấp trong vòng từ 3 - 5 ngày. Cung cấp nhiều nước uống cho lợn con giai đoạn này. Không thay đổi loại thức ăn vào những ngày đầu mới cai sữa. Phải cho lợn con ăn từ từ khẩu phần ăn theo cách tăng dần: Ngày thứ  nhất cho ăn bằng 1/2 khẩu phần ăn của ngày trước cai sữa, ngày thứ  hai 3/4 và ngày thứ 3 cho ăn bằng khẩu phần trước ngày cai sữa.

     

    Ngô Đăng Sỹ - Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Yên Bái