• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG THÂM CANH BẰNG GIỐNG BẠCH ĐÀN LAI MÔ ĐƯỢC CÔNG NHẬN
    05/08/2020 4:22:00 CH
    Lượt xem: 938

     1. Điều kiện gây trồng:

    Bạch đàn là loài cây có khả năng tỉa cành tự nhiên tốt, trồng được ở nơi có độ cao tuyệt đối dưới 500 m so với mực nước biển, độ dốc dưới 200. Cây sinh trưởng được trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đồi ven sông, đất phù sa, đất faralit đỏ vàng, đất xám có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ… tầng dày trên 60cm, thoát nước tốt và độ pH trung bình từ 4,5 - 6,5. Nhiệt độ bình quân hàng năm 18 - 240C. Lượng mưa bình quân từ 1500 - 3000 mm. Có thể trồng Bạch đàn trên đất có cây bụi, tre nứa, đất rừng tái sinh và đất rừng trồng sau khai thác.

    2. Thời vụ trồng: 

    Có 2 vụ chính là vu Xuân và vụ Thu: Vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 4 và vụ thu từ tháng 7 đến tháng 9.

    3. Xử lý thực bì:

    - Đất có thảm cỏ không cần xử lý thực bì. Nơi có cây bụi, thảm tươi, phát dọn thực bì toàn diện tr­ước khi trồng rừng ít nhất 1 tháng.

    - Thực bì được phát sạch sát gốc không cao quá 10 cm, thu gom xếp thành giải theo đường đồng mức, tránh trải đều tạo thành vật liệu dẫn cháy gây nguy cơ cháy rừng, không được đốt.

    - Đất rừng sau khai thác: Đào hết gốc, dọn sạch đưa ra khỏi lô trồng.

    4.  Mật độ trồng:

    - Bạch đàn lai mô được trồng thuần loài với mật độ từ 1.660 cây/ha đến 3.333 cây/ha.

    - Đối với mật độ trồng: 1660 cây/ha (cự ly: cây cách cây 2m, hàng cách hàng 3m).

    Rừng Bạch đàn lai mô giống UP54 năm thứ 2 (ảnh: Phạm Thị Hảo - TTKN Yên Bái)

    5. Cuốc hố:

    Cuốc hố trước khi trồng 15 ngày đến 1 tháng.

    Kích thước hố: Với làm đất cơ giới hố có kích thư­ớc 30 x 30 x 30cm; Làm đất bằng thủ công: hố có kích thước 40 x 40 x 40cm, khi cuốc hố, đất mặt để 1 bên, đất củ để 1 bên, hố cuốc thẳng hàng theo đường đồng mức.

    Lưu ý: Cuốc hố so le theo hình nanh sấu nhằm giúp cây tận dụng được không gian dinh dưỡng, quang hợp tốt và hạn chế xói mòn.

    6. Lấp hố bón lót:

    - Lấp hố và bón lót trư­ớc khi trồng rừng 7 - 10 ngày. Khi lấp hố, đưa phần đất tốt (phần đất mặt) xuống đáy hố cùng với thảm mục,xới thêm đất mặt xung quanh để lấp đất gần ngang miệng hố.

    - Bón lót phân  NPK (tỷ lệ 5: 10: 3) hoặc phân hữu cơ vi sinh.

    + Khối lượng: 0,2 kg NPK/hố hoặc 0,5 kg phân hữu cơ vi sinh/hố.

    + Cách bón: Kết hợp với lúc lấp hố, phân được trộn đều với đất ở 1/3 phía dưới hố, sau đó lấp đất gần ngang miệng hố để trồng cây.

    7. Tiêu chuẩn cây giống:

    - Giống Bạch đàn lai mô phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và được cung cấp bởi các đơn vị quản lý về cây lâm nghiệp cho phép sản xuất và kinh doanh. Cây giống phải được quản lý theo chuỗi hành trình, có đủ hồ sơ quản lý giống theo đúng quy định.

    - Cây có bầu, tuổi cây từ 2,5 - 3 tháng tuổi; đường kính cổ rễ tối thiểu đạt 0,2 cm; chiều cao vút ngọn: 25 - 35 cm.

    - Cây tốt, cứng cây, không sâu bệnh, không cụt ngọn, có 1 thân, bộ rễ phát triển tốt, nhiều rễ phụ. Cây đã được đảo bầu trước khi trồng.

    Giống Bạch đàn lai mô GLGU9 (ảnh: Lê Thị Hải Yến - TTKN Yên Bái)

    8. Chăm sóc và bảo quản cây giống:

    Trong thực tế hầu hết các hộ trồng rừng chưa tự sản xuất được cây giống, mà thường vận chuyển với cự ly xa rồi bảo quản chăm sóc để cây ổn định đợi thời tiết mưa đủ ẩm mới trồng. Cách làm như sau:

    - Nhẹ nhàng chuyển cây trong túi ra, xếp cây ngay ngắn thành luống ở trong vườn. Để hạn chế việc Bạch đàn phát sinh nấm bệnh trong quá trình bảo quản cây giống trước khi đem trồng, khi xếp luống bảo quản cứ 5 hàng lại cách 1 hàng (có thể dùng tre, gỗ nhỏ để ngăn cách).

    - Chèn đất xung quanh luống cây ngang với mặt bầu nhằm giữ ẩm cho những cây ở ngoài rìa luống.

    - Hàng ngày tưới nước đủ ẩm cho cây.

    - Che nắng cho cây trong 2 - 3 ngày đầu để cây ổn định mới bỏ giàn che, tránh xếp cây trong bóng râm vì sẽ làm cây bị cớm nắng, khi đưa lên đồi trồng tỷ lệ sống không cao.

    - Kiểm tra thấy đáy bầu có rễ trắng, thời tiết mưa đủ ẩm vận chuyển cây đi trồng thì tỷ lệ sống đảm bảo. Nếu thời gian bảo quản cây giống từ 15 ngày trở lên rễ cây xuyên qua đáy bầu phải đảo cây, không để rễ cây ăn sâu xuống đất.

    - Khi đem cây đi trồng phải tránh làm vỡ bầu, dập nát, gẫy ngọn trong quá trình bốc xếp và vận chuyển. Cây chuyển tới phải kịp thời trồng ngay, nếu chưa trồng phải xếp ở nơi râm mát và t­ưới n­ước đảm bảo độ ẩm cho bầu, trong thời gian 4 - 5 ngày phải tiếp tục trồng.

    9. Trồng cây:

    - Trồng vào những ngày râm mát, mư­a nhỏ hoặc nắng nhẹ và đất trong hố phải đủ ẩm. Rải cây đến đến đâu, trồng ngay đến đó và trồng hết trong ngày.

    - Dùng cuốc nhỏ hoặc bay đào một hố rộng và sâu hơn chiều dài của bầu 1 - 2 cm ở vị trí giữa hố đã lấp. Xé bỏ vỏ bầu và đặt cây con thẳng đứng vào giữa hố, tránh làm vỡ bầu.

    - Lấp đất tơi xốp đầy hố, lèn chặt xung quanh bầu và vun thêm đất vào gốc cây thành hình mâm xôi, cao hơn mặt đất tự nhiên khoảng 3 - 5cm. Dùng tay nèn chặt đất xung quanh gốc nhưng tránh không làm vỡ bầu.

    - Sau 1 tháng cần kiểm tra và tiến hành trồng dặm những cây chết.

     

    Phạm Thị Hảo - Trung tâm Khuyến nông Yên Bái