• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất chè an toàn áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)
    07/01/2022 3:11:00 CH
    Lượt xem: 731

    PHẦN I. YÊU CẦU CHUNG TRONG SẢN XUẤT VIETGAP

    1. Chọn vùng sản xuất

    Vùng sản xuất chè xanh an toàn áp dụng theo VietGAP được khảo sát, đánh giá, lựa chọn phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với quy định của nhà nước về mối nguy cơ gây ô nhiễm môi trường về hoá học, sinh học và vật lý lên cây chè.

    Không được sản xuất chè xanh an toàn theo VietGAP ở những vùng bị ô nhiễm hoặc có mối nguy cơ ô nhiễm hoá học, sinh học, vật lý, hoặc trước khi trồng cần có biện pháp xử lý để quản lý rủi ro.

    2. Quản lý giống

    - Giống phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất.

    - Trường hợp tự sản xuất phải có hồ sơ ghi chép đầy đủ họ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân, nguồn gốc, tên của giống, số lô của giống, ngày, tháng, năm sản xuất.

    - Khi cây giống bị sâu bệnh gây hại, phải kịp thời xử lý trước khi đưa ra trồng và cần phải ghi chép kịp thời các biện pháp xử lý trong vườn ươm cây giống.

    - Hồ sơ xử lý những hóa chất bảo vệ thực vật trong vườn ươm cây giống, trong nhà lưới phải được ghi chép kịp thời.

    - Có hồ sơ lưu danh tính nhà cung cấp giống cây và ngày tháng mua.

    3. Quản lý đất và giá thể

    - Sơ đồ đất: Phải được xác định loại đất cho mỗi vùng đất dựa trên bản đồ đất của khu vực trồng.

    - Tiến hành đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá chất khó phân huỷ tại vùng sản xuất trước khi trồng. Nếu thấy nguy cơ cao thu phải kiểm tra, phân tích mức dư lượng trong đất.

    - Tiến hành phân tích đất và giá thể định kỳ, nhằm đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn trong đất và vườn ươm. Khi xử lý các nguy cơ tiềm ẩn (nếu có) cần phải được ghi chép cập nhật thông tin và lưu trong hồ sơ về các biện pháp xử lý.

    - Không chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm đất và nguồn nước trong vùng sản xuất.

    - Các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái được áp dụng phải phù hợp với việc sử dụng trên vùng đất canh tác.

    4. Quản lý phân bón

    - Cần lựa chọn các loại phân bón giảm thiểu tối đa nguy cơ gây ô nhiễm, các loại phân bón có trong danh mục, được phép sản xuất kinh doanh phù hợp

    - Không sử dụng phân tươi, chất hữu cơ chưa qua xử lý để bón.

    - Trong trường hợp cần xử lý chất hữu cơ tại chỗ trước khi gieo trồng, phải có biên bản lưu lại ngày tháng và phương pháp xử lý.

    - Cần đặt và xây dùng bể ủ phân đảm bảo không gây ô nhiễm cho vùng sản xuất và nguồn nước.

    - Nơi chứa, phối trộn phân bón, dụng cụ, trang thiết bị cần phải xây dùng riêng nhằm giảm tối đa nguy cơ ô nhiễm vùng sản xuất.

    - Định kỳ cần đánh giá nguy cơ ô nhiễm do sử dụng phân bón. Nếu có nguy cơ ô nhiễm cần có ngay các biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm lên vùng trồng. Việc phân tích, đánh giá, xử lý nguy cơ ô nhiễm phải được ghi chép đầy đủ và lưu hồ sơ quản lý.

    - Lưu giữ hồ sơ phân bón khi mua và khi sử dụng (ghi rõ nguồn gốc, tên sản phẩm, thời gian bón, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón, tên người bón).

    5. Nước tưới

    - Nước tưới phải đảm bảo tiêu chuẩn chung, không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trại chăn nuôi, các lũ giết mổ gia sóc, gia cầm, nước phân tươi, nước giải chưa qua xử lý.

    - Định kỳ đánh giá nguy cơ ô nhiễm nguồn nước tại vùng sản xuất (nguồn nước, chất lượng nước,….). Ghi chép kết quả đánh giá, phương pháp xử lý và lưu trong hồ sơ.

    - Trong trường hợp phải phân tích nước để đánh giá nguy cơ ô nhiễm, cần kiểm tra định kỳ, tuỳ theo điều kiện tác động tới hệ thống cấp nước và hoạt động sản xuất, đồng thời lưu lại kết quả kiểm tra.

    6. Quản lý hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật

    - Tất cả những sản phẩm bảo vệ thực vật đều phải được đăng ký chính thức, được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, được cập nhật lưu hồ sơ hàng năm, có người quản lý và chịu trách nhiệm chính.

    - Tập huấn về phương pháp sử dụng thuốc bảo về thực vật và an toàn trong sử dụng cho các tổ chức, các hộ nông dân sản xuất chè an toàn theo hướng VietGAP.      

    - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong các danh mục đó được quy định. Theo đúng hướng dẫn được ghi trên bao bì, nhãn mác của nhà sản xuất.

    - Hóa chất phải được sử dụng đúng trên các đối tượng của cây trồng (theo hướng dẫn trên bao bì hoặc từ các phát hành của các cơ quan có thẩm quyền).

    - Kho chứa hoá chất cần đảm bảo theo quy định, thoáng mát, an toàn, có nội quy quản lý và sử dụng.

    - Các loại hóa chất khi mua và sử dụng cần được ghi chép cụ thể từng vụ, năm (vùng sản xuất, tên hoá chất, thời gian, liều lượng, ngày mua, người sử dụng…) và được lưu giữ hồ sơ.

    - Những vỏ bao bì, thùng chứa phải được thu gom, cất giữ ở nơi quy định. Không tái sử dụng các bao bì và thùng chứa hóa chất.

    - Kiểm tra định kỳ, thường xuyên việc thực hiện quy trình sản xuất và dư lượng hóa chất theo yêu cầu của khách hàng. Nếu phát hiện dư lượng hoá chất trong sản phẩm vượt quá mức cho phép phải dừng ngay việc thu hoạch, mua bán và tìm các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.

    7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

    - Nhà xưởng, thiết bị:

    + Khu nhà xưởng, thiết bị phục vụ cho phân loại, đóng gói sản phẩm khi thiết kế, xây dùng cần hạn chế tối đa nguy cơ ô nhiễm, tiện lợi cho việc thu hái, vận chuyển và đóng gói sản phẩm.

    + Thiết kế xây dùng hệ thống giác thải, nước thải hợp lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm lên sản phẩm.

    - Bao bì, đóng gói:

    + Bao bì chứa sản phẩm quả tươi phải được làm từ nguyên vật liệu không làm ô nhiễm đến sản phẩm. Vật liệu bao bì phải được mua từ các nhà cung cấp đó được phê chuẩn (có danh sách các nhà cung cấp), kiểm tra ngay lúc giao hàng và được tồn trữ, tuân thủ theo qui tắc giành cho sản phẩm đầu vào cho đến khi cần sử dụng. Các bao bì cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.

    + Sản phẩm thu hoạch xong cần phải chứa vào bao bì, không để tiếp xúc trực tiếp với đất, để ở nơi thoáng mát, sạch sẽ hạn chế nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm

    + Bao bì, thùng chứa, vật liệu đóng gói sản phẩm quả cần được cách ly với kho chứa hoá chất, phân bón và các loại nguy cơ gây ô nhiễm.

    - Bảo quản và vận chuyển: Không bảo quản, vận chuyển sản phẩm chung với các loại hàng hoá khác. Trước khi xếp hàng phải khử trùng, làm vệ sinh sạch sẽ phương tiện và thiết bị.

    - Vệ sinh nhà xưởng, thiết bị: Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ bằng các loại hoá chất thích hợp không làm ảnh hưởng đến môi trường và ô nhiễm sản phẩm.

    - Vệ sinh cá nhân: Người lao động cần được tập huấn, thực hành vệ sinh cá nhân, các điều kiện vệ sinh cá nhân trong khi làm việc. Không có thức ăn, đồ uống của cá nhân trong khu vực đóng gói. Không hút thuốc, nhai kẹo, khạc nhổ khi làm việc. Đảm bảo các điều kiện vệ sinh cho người lao động.

    8. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc

    - Các tổ chức và cá nhân sản xuất cây ăn quả theo VietGAP phải ghi chép, lưu trữ đầy đủ nhật ký sản xuất, bảo vệ thực vật, phân bón, tiêu thô sản phẩm…

    - Hồ sơ phải được xây dùng chi tiết theo các bước thực hành VietGAP và lưu trữ tại cơ sở sản xuất. Thời gian lưu trữ ít nhất hai năm hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của các cơ quan quản lý và khách hàng.

    - Sản phẩm sản xuất theo VietGAP được ghi rõ số của lô sản xuất và được lập hồ sơ lưu trữ.

    - Khi xuất hàng cần ghi chép thời gian cung cấp, nơi nhận và lưu giữ hồ sơ từng lô sản phẩm.

    - Bao bì, thùng chứa sản phẩm cần có nhãn mác để khi cần có thể truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng.

    PHẦN II: KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HÁI

    I. YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI

    1. Khí hậu: Nhiệt độ trung bình hàng năm: 18 - 25 0C. Độ ẩm trung bình hàng năm trên 80%. Lượng mưa trên 1.200 mm.

    2. Đất đai: Đất có tầng dầy canh tác trên 70 cm, tơi xốp. Độ dốc không quá 250. Mạch nước ngầm từ 1m trở lên. Tỷ lệ mùn trên 2%, độ PH­kcl tốt nhất 4,5 - 5,5.

    Diện tích trồng nằm trong vùng nông nghiệp an toàn.

    II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

    1. Thiết kế đồi, nương

    - Lô chè: Tuỳ điều kiện đất đai bố trí hợp lý, diện tích khoảng 0,2 - 0,4 ha.

    - Hàng chè: Độ dốc 60 trở xuống: Thiết kế hàng chè thẳng, song song với đường bình độ chính. Độ dốc trên 60: Thiết kế theo đường đồng mức, hàng cụt xếp xen kẽ.

    - Thiết kế hệ thống đường: Hệ thống đường đều phải có hệ thống rãnh thoát nước (trừ đường lô).  

    + Đường lên đồi: Có độ dốc 5 - 70, rộng 2,5 - 3m, nghiêng vào phía trong đồi, bố trí theo đường xoáy ốc.

    + Đường quanh đồi: Đường cắt dòng chảy, bố trí theo đường đồng mức, rộng 2,5 - 3m, nghiêng vào trong. Cách 30 - 50m thiết kế một đường.

    + Đường lô: Cắt chéo hay vuông gúc với hàng chè, rộng 1 - 1,5m.

    - Hệ thống rãnh thóat nước chống xói mòn

    + Rãnh cắt nước: Đào song song với hàng chè. Sâu 35 - 40cm, rộng 30 m. Thông thường khoảng cách giữa các rãnh từ 25 - 30m (10 - 12 hàng chè). Nạo vét rãnh 2 - 3 lần/năm.

    + Rãnh gom và thoát nước (dọc sườn đồi): Khoảng cách rãnh 50m. Phải có các điểm giảm tốc độ dòng nước (đóng cọc tre dài 30 cm, rộng 5 cm trong rãnh nước để tạo một hàng rào nhỏ có chiều cao khoảng 20cm ngay phía trên giao điểm giữa rãnh ngang và rãnh dọc).

    - Đai rừng chắn gió: Vuông gúc hoặc xiờn 300 theo hướng gió chính, khoảng cách các đai rừng 150 - 200 m, rộng 5-10m, kết cấu thóang. Trồng các loại cây rừng (1,5m x 1,5m).

    - Bể chứa nước: 3 - 5ha thiết kế 1 bể chỡm chứa 3 - 5m3 nước (Tuỳ điều kiện, có thể trát xi măng hoặc dùng bạt chống thấm)

    - Hố ủ phân: 2 - 3ha có 1 hố ủ phân hữu cơ tại chỗ, dung tích chứa 8 - 10 m­­­3­­ một đợt ủ, tăng lượng chất hữu cơ cho đồi chè.

    2. Làm đất: Đối với diện tích trồng cải tạo thay thế chè cũ: Yêu cầu phải phá bỏ, đào gốc, bốc trà hoàn toàn chè cũ. Làm đất sâu, sạch, ải, vùi lớp đất mặt, san ủi những dốc cục bộ. Cày, cuốc toàn bộ bề mặt sâu 20 - 25cm, bừa san. Nếu không cày toàn bộ bề mặt cũngg phải đào rãnh trồng. Đào rãnh hàng trồng chè sâu 40-45cm, rộng 50 - 60cm. Lấp đất mặt xuống dưới, lấp đất cái lên trên cách mặt đất 5-10cm.

    Thời vụ làm đất: Tháng 11 - 3 đối với loại đất phục hoang, đất xấu, trồng một vụ cây phân xanh cải tạo đất (hiệu quả cải tạo đất rất cao).

    3. Gieo trồng cây phân xanh, cây che bóng

    a. Gieo trồng cây phân xanh (cốt khí…)

    Thời vụ: Tháng 2-3. Gieo hạt trực tiếp lên hàng hoặc giữa hai hàng chè. Lượng hạt 10- 12 kg/ha. Gieo 5-7 hạt/hốc, hốc cách 40cm, sâu 3-4cm, lấp đất. Bón bổ sung 100kg Super Lân + 30kg đạm Urê, khi cốt khí có 2-3 lá thật. Trước khi trồng chè 1 tháng cắt toàn bộ cốt khí ở hàng trồng chè, cây giữa hàng chè cắt phần ngọn để lại phần gốc cao 30-40cm. Cốt khí vùi + phân chuồng + Super lân lấp đất chờ trồng chè. Các năm sau đốn tỉa thưa dần. Thân, lá tủ vào hàng chè hoặc ủ cùng phân hữu cơ. Khi chè vào kinh doanh thu loại bỏ hoàn toàn cây cốt khí vì cản trở các thao tác hái, chăm sóc chè. Ngoài ra trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, có thể trồng xen các loại cây lạc, đậu đỗ giữa hai hàng chè nhằm bổ sung chất hữu cơ và khống chế cỏ dại, chống xói mòn đất

    b. Trồng cây che bóng lâu dài: Muồng lá nhọn, muồng đen, hoa hoè, xoan... Cứ 5 hàng chè thì trồng 1 hàng, cây x cây 10-15m, trồng trực tiếp trên hàng chè và so le giữa các hàng. Mật độ khoảng 160 cây/ha. Trồng cùng thời gian trồng chè. Thường xuyên phát tỉa, tạo tán hợp lý, không để ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây chè.

    4. Thời vụ trồng: Vụ Xuân: Tháng 2 - 3; Vụ Thu: Tháng 8 - 10.

    5. Kỹ thuật trồng: (Áp dụng cho chè cành giâm bầu)

    - Tiêu chuẩn cây giống: Có từ 8-12 tháng tuổi; Chiều cao cây trên 20cm (Chè lai LDP bằng hoặc hơn 25cm). Có trên 6 lá thật. Đường kính thân sát gốc từ 2,5mm trở lên. Thân hóa nâu 1/2 trở lên, cứng cáp, nguyên bầu đất. Không lẫn giống, không sâu bệnh. Cây giống nếu vận chuyển từ xa về cần có thời gian giâm dưỡng, bảo quản để hồi phục trước khi trồng ra nương đồi.

    - Giống chè, mật độ, khoảng cách trồng: Nguồn gốc rõ ràng, được chứng nhận. Mật độ trồng 18.000-20.000 cây/ha. Hàng cách hàng 1,25-1,35m, cây cách cây 0,4m.

    Sử dụng bộ giống: LDP1, LDP2, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên… Lựa chọn giống phù hợp với khí hậu từng vùng và định hướng, cơ cấu sản phẩm chế biến.

    - Bón phân lót: Phân hữu cơ: 20-30 tấn/ha. Phân Super Lân: 600-800kg/ha. Đối với phân sinh hóa hữu cơ (Komic, Sông Gianh, Bình Điền... bón 2 - 3 tấn/ha. Phân hữu cơ + phân lân rải mỏng theo rãnh, trộn đều với đất 1 tháng trước khi trồng. 

    - Kỹ thuật trồng: Trồng khi đất đủ ẩm, sau khi mưa trời râm mát. Trên rạch đã đào, bổ hố sâu 20 - 25cm theo đúng mật độ, khoảng cách. Rạch bầu nilon, tránh làm dập nát, biến dạng bầu đất. Đặt cây chè theo một hướng xuôi chiều gió chính (cây chè đứng thẳng). Lá mẹ chừa trên mặt đất, lấp toàn bộ cổ rễ và nèn chặt đất xung quanh bầu chè. Trồng mặt bầu thấp hơn mặt đất 2- 3cm. Sau trồng phải tủ cỏ, rơm rạ... xung quanh gốc và tưới nước cho chè, duy trì độ ẩm 80- 85%. Nương chè luôn sạch cỏ dại.

    6. Trồng dặm: Tiến hành dặm kịp thời những cây bị chết bằng những cây cùng tuổi, cùng độ cao, được dự phòng 5 - 10% số cây.

    7. Bón phân

    * Bón phân cho 1 ha chè kiến thiết cơ bản

    - Chè tuổi 1: Phân đạm Urê 90kg. Supelân 188kg. Kali Clorua 50kg.

    - Chè tuổi 2: Phân đạm Urê 130kg. Supelân 188kg. Kali Clorua 67kg.

    - Chè tuổi 3: Phân đạm Urê 180kg. Supelân 250kg. Kali Clorua 100kg.

    Cách bón: Phân đạm bón 2 lần tháng 2, 3 và 6, 7. Phân lân, phân kali bón cùng phân đạm tháng 2, 3. Phân kali tuổi 3 bón thêm cùng phân đạm đợt 2 tháng 6, 7. Phân bón trộn đều, bón sâu 6-8cm, cách gốc 20-30cm, lấp kín.

    - Đốn tạo hình lần 1 (tuổi 2): Phân hữu cơ 15- 20 tấn, Supelân 625kg. Trộn đều bón tháng 11, 12, rạch sâu 15-20cm, cách gốc 30-40cm, lấp kín.

    * Bón phân cho 1 ha chè kinh doanh

    - Lượng bón: Bón phân khoáng lượng 30 - 35N/1tấn búp, theo tỉ lệ NPK là 2:1:1 đối với những nơi có lượng đạm dễ tiêu trong đất cao, hàm lượng mùn cao và tỷ lệ 3:1:1 đối với những nơi có lượng đạm dễ tiêu trong đất thấp, hàm lượng mùn thấp.

    Bón bổ sung hoặc thay phân khoáng bằng phân hữu cơ sinh học và bổ sung chế phẩm phân giải xenlulo (qui trình khuyến khích). 

    - Lượng bón, phương pháp bón cho vườn chè 10-15 tấn/ha (theo bảng sau):

    Loại phân

    Cách bón

    Lần bón

    Lượng bón

    Ghi chú

    Đạm Ure

    Bón cuốc

    (cuốc đất, bón phân, lấp đất)

    3 - 5 lần,

    Tháng 1;3;5;7;9

    600 - 800

    (kg/ha/năm)

    Thông thường sau 2- 3 lứa hái thu phải bón thêm 1 lần

    Lân hữu cơ sinh học (Sông Gianh, Bình Điền...)

    Bón cuốc

    (cuốc đất, bón phân, lấp đất)

    3 - 4 lần,

    Tháng 1;3;5;7

    2.000 - 3000

    (kg/ha/năm)

     

    Kali (Dạng kaliclorua)

    Bón cuốc

    (cuốc đất, bón phân, lấp đất)

    3 - 4 lần,

    Tháng 1;3;5;7

    200 - 250

    (kg/ha/năm)

     

    Chế phẩm phân giải Xenllulo

    Bón vói (khi trời ẩm hoặc chủ động nước tưới)

    4 - 6 lần

    10 - 20

    (kg/ha/năm)

    Nên sử dụng thường xuyên

    Phun chế phẩm Phytobacterin

    Sau khi thu hoạch khoảng 3- 5 ngày

    8 - 9 lần

    5

    (lít/ha/năm)

    Phun vào trời mát. Phun gặp mưa thì phun lại

    MgSO4

    Bón cuốc

    (cuốc đất, bón phân, lấp đất)

    3 - 4 lần

    30 - 50

    (kg/ha/năm)

     

     Cách bón: Cuốc đất giữa hàng, trộn đều, bón sâu 6-8cm, lấp kín. Bón theo tỷ lệ phân đạm 30-20-30-20-10%; Phân lân 40-20-20-20%; Phân Kali 40-20-20-20%;

    - Các loại hình chè kinh doanh 3 năm bón một lần: Bón phân hữu cơ lượng phân 25-30 tấn/ha. Phân lân (Supe lân) 600 kg. Nguồn phân hữu cơ bao gồm phân chuồng, phân xanh, các nguyên liệu ép xanh... Trộn đều, bón rạch sâu 15-20 cm giữa hàng, lấp kín. Bón tháng 12-1.

    - Nên sử dụng phân lân dạng rắn để cung cấp lượng phospho hoà tan dần dần cho cây chè (loại trừ những khu vực có độ pH cao) và đặc biệt quan trọng là bón lót cho chè trồng mới (thường sử dụng Supe lân 600 kg/ha).

    - Phân bón lá: Khi đó bón cân đối các loại phân cho cây chè (phân gốc) để ổn định năng suất và nâng cao chất lượng chè thành phẩm. Phun vào sáng sớm 6- 9h và chiều mát 4- 6h. Chỉ sử dụng những chế phẩm được nhà nước cho phép.

    8. Phòng trừ cỏ dại

    - Đối với chè kiến thiết cơ bản: Vụ Xuân (tháng 1-2) và vụ Thu (tháng 8-9) xới sạch toàn bộ diện tích 1 lần/vụ. Trong năm xới gốc 2-3 lần, rộng 30-40cm về hai bên hàng chè.

    - Đối với chè kinh doanh:

    + Vụ Đông Xuân: Xới sạch cỏ dại, cày giữa hàng hoặc phay sâu 10 cm, lấp phân hữu cơ và cành lá già sau khi đốn, nếu hạn không cày được thu xới sạch toàn bộ.

    + Vụ Hè Thu: Đào gốc cây dại, phát luổng hoặc xới cỏ gốc giữa hàng, bừa 3-4 lần hoặc phay sâu 5cm.

    9. Giữ ẩm, tưới nước cho chè

    - Giữ ẩm cho chè: Có thể áp dụng một số phương pháp sau: Tủ cỏ rác, thân cây ngô, rơm rạ... xung quanh gốc chè; Trồng cây phân xanh, bóng mát có đốn tỉa hợp lý; Trồng cây chỏm đồi, đai rừng chắn gió, trồng ven đường, bìa lô.

    - Tưới nước cho chè: Xác định lượng nước cần tưới cho chè ở từng thời điểm. Thời kỳ hạn nhiều (độ ẩm đất 50% độ ẩm đồng ruộng) cần tưới 200m3/ha, hạn ít cục bộ tưới 30-50m3/ha.

    III. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI

    1. Sâu hại chính: Rầy xanh, nhện đỏ, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi… Cần bảo vệ tốt các loài thiên địch như nhện ăn thịt, bọ rùa, ong ký sinh, chuồn chuồn, bọ ngựa... để khống chế số lượng của các loài sâu hại và có thể áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như:

    - Trồng và chăm sóc cây chè sinh trưởng tốt, nương chè sạch cỏ dại.

    - Bón phân cân đối kết hợp tưới nước (khi có điều kiện).

    - Trồng cây che bóng hợp lý.

    - Thu hái kịp thời khi búp chè đạt tiêu chuẩn.

    - Không nên đốn quá sớm hoặc quá muộn. Nương chè sau đốn tạo hình, đốn lửng, đốn đau cần được chú ý phòng trừ sâu hại hơn các nương chè khác.

    - Thường xuyên kiểm tra nương chè: Kiểm tra biến động mật độ sâu hại trên nương chè; căn cứ vào tuổi và giai đoạn sinh trưởng của cây chè; số lượng thiên địch tìm thấy; dựa vào dự báo thời tiết... để đưa ra quyết định và giải pháp quản lý sâu hại sao cho có lợi nhất, tránh dùng thuốc trừ sâu khi chưa thật cần thiết.

    Khi thật cần thiết phải sử dụng thuốc để phun, nên chọn các loại thuốc phổ tác động hẹp, thời gian cách ly ngắn, ít gây độc hại cho các loại thiên địch hoặc dùng thuốc trừ sâu sinh học, thảo mộc... theo hướng dẫn của cán bộ chuyên ngành BVTV.

    2. Bệnh hại chính: Bệnh phồng lá chè, Bệnh thối búp, Bệnh chấm xám... có thể áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như:

    - Tránh bón quá nhiều phân đạm và bón phân đạm đơn độc, vệ sinh nương chè như diệt cỏ dại tạo độ thông thoáng trong nương chè. Khi phát hiện thấy có bệnh xuất hiện cần thực hiện hái triệt để, hái hết các vết lá bệnh mang đi tiêu hủy.

    - Tăng cường kiểm tra nương chè, theo dõi dự báo thời tiết, nếu thấy bệnh đó phát triển nhiều và thời tiết cũng thuận lợi cho bệnh phát triển cần chú ý hái hết các búp, lá có vết bệnh và sau khi hái dùng thuốc trừ bệnh theo hướng dẫn của nhà sản xuất và cán bộ chuyên ngành BVTV.

    IV. ĐỐN CHÈ

    - Thời vụ đốn: Từ tháng 12 đến tháng 1 hàng năm.

    - Đốn đau trước, đốn phớt sau.

    - Đốn tạo hình chè con trước, đốn chè trưởng thành sau.

    - Cách đốn, dụng cụ đốn: Đốn tạo tán bằng, nghiêng theo độ dốc của sườn đồi. Không được để cho cành chè bị chẻ, vết đốn gọn và sắc.

    Đốn đau, đốn lửng, đốn tạo hình lần đầu thu dùng dao. Đốn phớt, đốn tạo hình lần 2 thu dùng kéo hoặc dao. Đốn trẻ lại dùng cưa.

    - Trong các lần đốn phải chừa 1- 2 cành sinh trưởng tốt (cành thở) gióp cho cây không thay đổi sinh lý đột ngột, cây cũng một phần bộ lá sinh trưởng sẽ không bị chết. Chè nứt mầm dài hơn 25cm thu đốn cành chừa.

    Đốn khi trời râm mát hoặc có mưa nhỏ là tốt nhất. Lưu ý đầu tư chăm sóc sau khi đốn, nhất là yếu tố ẩm độ.

    - Sau khi thực hiện thao tác đốn, phải vệ sinh sạch sẽ mặt tán, cắt bỏ cành tăm hương, phun thuốc để trừ rêu, tảo, tóc đen, làm lành vết đốn trên toàn bộ diện tích. Toàn bộ sản phẩm sau đốn đều phải được giữ lại dưới gốc chè, làm nguồn bổ sung chất hữu cơ và mùn cho đất.

    1. Đốn chè kiến thiết cơ bản:

    - Cách đốn: Đốn tạo tán bằng, nghiêng theo độ dốc của sườn đồi. Đốn tạo hình lần đầu thì dùng dao. Yêu cầu cành chè không bị chẻ, vết đốn gọn và sắc, vết đốn vát 450, nhẵn, không dập nát, tán phẳng đều. Khi đốn lần 1 các cành xung quanh có vết đốn quay về tâm cây chè thì cây mới phân tán đều. Sau khi đốn xong cần kiểm tra, nếu chưa đảm bảo kỹ thuật phải sửa lại vết đốn, cành bên cho đúng kỹ thuật.

    - Đốn lần 1: Khi nương chè sinh trưởng tốt có 70% cây cao 65- 70 cm, đường kính gốc trên 1 cm. Đốn ở trục giữa (thân chính) cách mặt đất 20- 25 cm, đốn cành bên 30-35 cm, giữ bộ lá.

    - Đốn lần 2: Đốn cách mặt đất 35 cm, cành bên 40- 45cm, phần giữa mặt tán cần được cắt tỉa gọn. Giữ bộ lá.

    - Đốn lần 3: Đốn cách mặt đất 45cm, cành bên 50cm.

    2. Đốn chè kinh doanh: Tùy theo tình hình sinh trưởng, tuổi vườn cây mà có cách đốn thích hợp.

    - Đốn phớt: Một năm đốn 1 lần, vết đốn năm sau cao hơn năm trước 3-5cm. Tuyệt đối không cắt tỉa cành la, đảm bảo độ che phủ, khép tán trên nương chè.

    Nương chè sinh trưởng yếu, tán lá thưa mỏng, có thể áp dụng chu kỳ đốn cách năm: 1 năm đốn phớt như trên, 1 năm đốn sửa bằng tán chỉ cắt phần cành xanh.

    - Đốn lửng: Chè kinh doanh 3 năm đốn 1 lần, đốn cách vết cũ từ 3-5cm. Đốn độ cao cách mặt đất 60-65cm.

    - Đốn đau: Sau nhiều lần đốn lửng, cây chè có triệu chứng suy yếu, nhiều cành tăm hương, u bướu, búp thưa, chóng mù xòe đốn cách mặt đất 40-45cm.

    - Đốn trẻ lại: Những nương chè già, cằn cỗi đó được đốn đau nhiều lần năng suất giảm nghiêm trọng thu đốn trẻ lại cách mặt đất 15-20cm.

    V. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN

    1. Thu hoạch

    * Chè kiến thiết cơ bản

    - Đối với chè 1 tuổi: Trong năm không hái để lá cây quang hợp nuôi cây, bộ rễ và thân lá phát triển. Từ tháng 10 hái trên những cây cao trên 60 cm.

    - Chè tuổi 2: Hái những búp trên cành có độ cao trên 50 cm (phần chừa lại cách mặt đất 50 cm). Chủ yếu nuôi tán.

    - Hái tạo hình sau đốn lần 1: Lứa hái đầu tiên chỉ hái búp cao cách mặt đất 40 - 45 cm (1 tôm + 2- 3 lá non), tạo thành mặt phẳng nghiêng theo sườn dốc. Những cành thấp, đọt chưa đủ lá không hái. Lứa hái sau (hái trên các búp hái lần đầu), hái để lại 1 lá cỏ, 2, 3 lá chừa.

    - Hái sau đốn lần 2: Đợt đầu hái cao hơn chè đốn lần 1 từ 20 - 25 cm, các đợt hái sau hái chừa như chè kinh doanh.

    * Chè kinh doanh

    Hái tôm và 2 - 3 lá non, khi trên tán có 30% số đọt đủ tiêu chuẩn thu hái, không bỏ sát, không để quá lứa, cứ 7 - 10 ngày hái 1 lứa, tận thu đọt mù xoè.

    Vụ Xuân (tháng 3 - 4): Nhằm tạo điều kiện tái tạo, phục hồi bộ tán lá mới, gióp cây chè có khả năng quang hợp tốt nhất sau đốn (đảm bảo độ dày lớp tán đạt từ 20- 25cm trở lên). Hái chừa 2 lá và lá cá, tạo tán bằng. Những búp vượt cao hơn mặt tán thu hái sát lá cá.

    Vụ Hè Thu (tháng 5 - 10): Hái chừa 1 lá và lá cá, tạo tán bằng. Những búp cao hơn mặt tán thu hái sát lá cá.

    Vụ Thu Đông (tháng 11 - 12): Tháng 11 hái chừa lá cỏ, tháng 12 hái cả lá cá.

    Hái chè trên nương đốn trẻ lại, đốn đau thu tiến hành như đối với chè kiến thiết cơ bản.

    Tiêu chuẩn búp chè:

    - Chè loại 1 (chè A): Có từ 0- 10% bánh tẻ.

    - Chè loại 2 (chè B): Trên 10- 20% bánh tẻ.

    - Chè loại 3 (chè C): Trên 20- 30% bánh tẻ.

    - Chè loại 4 (chè D): Trên 30- 45% bánh tẻ.

    + Ngoài phương pháp đánh giá chất lượng nguyên liệu chè theo hàm lượng bánh tẻ (phẩm cấp A, B, C, D) hiện nay nên bổ sung vào phương pháp đánh giá chất lượng nguyên liệu theo số lá non trên búp chè cụ thể như sau:

    Nguyên liệu loại đặc biệt: Chỉ có 1 tôm.

    Nguyên liệu loại 1:             Gồm 1 tôm 1 lá non.

    Nguyên liệu loại 2:             Gồm 1 tôm 2 lá non.

    Nguyên liệu loại 3:             Gồm 1 tôm 3 lá non và búp mù.

    Với phương pháp này sẽ giải quyết được 2 vấn đề lớn như sau:    

    Thứ nhất: Ngày nay mặt hàng chè rất đa dạng khi thị trường yêu cầu chế biến loại sản phẩm nào (cao cấp, cấp thấp,...) thì nơi thu mua nguyên liệu để chế biến dễ dàng đưa yêu cầu của mình để người nông dân hái theo đúng phẩm cấp nguyên liệu.

    Thứ hai: Nông dân rất dễ nhận ra tiêu chuẩn mà người mua đặt ra có thể hái theo đúng được yêu cầu bởi tôm và lá rất cụ thể và xác định được ngay.

    2. Bảo quản nguyên liệu

    - Khi thu hái chè nên đùng trong giá hoặc sọt chắc, nhẹ, không có mùi lạ.

    - Chè bỏ vào sọt không được nhồi đầy, nèn chặt, tránh làm dập nát chè.

    - Chè tươi sau khi thu hái phải được đưa ngay về nơi chế biến (chậm nhất không quá 10 giờ).

    - Chè đưa về xưởng phải được xác định hàm lượng nước và phân loại.

    - Chè bảo quản tại chỗ để chờ chế biến cần được rũ tơi, rải đều trên nền sạch, nhẵn, chiều dày lớp chè không quá 20cm, cách tường 20cm.

    - Rải riêng từng loại chè A,B,C,D giữa có khoảng trống làm lối đi lại, tránh dẫm đạp lên chè.

    - Phòng bảo quản phải thoáng mát không bị mưa, nắng hắt vào.

    - Sau 2- 3 giờ bảo quản dùng sào tre hoặc dùng tay rũ nguyên liệu một lần, tuyệt đối không dừng cào sắt để tránh làm rập chè.

    - Chè vào dây chuyền sản xuất phải cân đối, nhịp nhàng không để ùn đống ở đầu dây chuyền.

      

    Nguyễn Xuân Thượng - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái