• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    KỸ THUẬT CHĂM SÓC VƯỜN TRE BÁT ĐỘ LẤY MĂNG CUỐI VỤ
    03/11/2020 9:22:00 SA
    Lượt xem: 2985

     

    I. Vệ sinh vườn tre:

    Sau khi thu hoạch măng song các hộ thường ít quan tâm đến vườn tre, rất nhiều vỏ măng và đốt già của cây măng còn lưu lại trên mặt đất, nếu không được vệ sinh sạch đây sẽ là môi trường phát sinh nấm bệnh gây hại măng, khóm tre bị thiếu dinh dưỡng do cỏ dại cạnh tranh, nuôi cây mẹ già và nuôi củ nổi, củ kẹp.

    Do vậy, vào tháng 11 - 12 dương lịch hàng năm bà con cần vệ sinh vườn tre như sau:

    1. Phát dọn tay và cỏ dại: Phát sạch hết cỏ dại và các tay tre già trên cây mẹ từ đốt thứ 4 trở xuống (tuyệt đối không phát tay của cây mẹ mới), các tay tre trên các củ phát chừa lại 1 đến 2 đốt để hạn chế thoát nước trong vụ đông và có mắt để vụ xuân nhanh nảy chồi quang hợp lấy dinh dưỡng nuôi củ mẹ.

    2. Chặt cây mẹ già: Đối với các cây mẹ đã già hoặc cây mẹ không có khả năng sinh măng cần chặt bỏ để cây tập trung dinh dưỡng cho cây mẹ khác sinh măng.

    3. Đào củ nổi củ kẹp: Cây tre Bát Độ sau 1 năm thu hoạch, những gốc măng trong búi rất nhiều, có nhiều gốc bị kẹp và nổi trên mặt đất, nếu không đào bỏ thì mắt mầm ở vụ sau, hoặc lứa măng sau sẽ không có chỗ để phát triển, dẫn đến mắt mầm đó bị thối hoặc phát triển thành măng thì rất nhỏ, các củ nổi củ kẹp lại tiêu hao nhiều dinh dưỡng cần đào bỏ.

    Khi đào nên sử dụng đúng dụng cụ chuyên dụng như (troòng bạt và búa tạ) để đào củ nổi củ kẹp. Dùng troòng bạt lưỡi troòng mỏng, sắc, nhỏ sẽ rễ ràng lách qua những khe hở nhỏ giữa hai củ đến được nút thắt, sau đó dùng búa tạ để đập vào troòng làm đứt củ cần bỏ, sẽ không ảnh hưởng đến củ bên cạnh.

    Khi đào củ nổi củ kẹp có thể chọn những củ đủ tiêu chuẩn để lại làm giống.

    * Lưu ý: Khi vệ sinh vườn tre tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến củ có khả năng sinh măng và cây mẹ.

    II. Đối với vườn tre trong giai đoạn kinh doanh:

    1. Để cây măng mẹ cho vụ sau: Thời gian chọn măng để lại làm cây mẹ cho vụ sau tốt nhất là vào đầu đến trung tuần tháng 10 dương lịch hàng năm, để lại cây mẹ giai đoạn này không làm giảm năng suất của búi măng và chọn được cây măng như ý.

    2. Cách chọn cây măng để lại làm cây mẹ cho vụ sau: Tùy theo từng búi măng cụ thể mà chọn cây măng để lại cho phù hợp, đối với những búi măng to có thể để 2 - 3 hoặc 4 cây mẹ, nhưng phải tuân thủ những nguyên tắc sau: Chọn cây măng to khỏe, không bị sâu bệnh, mọc phía ngoài búi tre nhưng có khoảng cách cân đối với các cây mẹ khác trong búi, tuyệt đối cây mẹ này củ phải chìm dưới đất (không là củ nổi), không bị kẹp (có không gian để sinh măng). Trong búi măng cây mẹ không quá 3 năm tuổi.

    3. Cách nuôi cây măng để lại làm cây mẹ cho vụ sau: Sau khi chọn được cây măng làm cây mẹ cho vụ sau cần phải chăm sóc cho măng phát triển tốt, không bị sâu bệnh và cụt ngọn. Trong điều kiện hiện nay, nhiều diện tích tre cây mẹ để lại hay bị cụt ngọn khi cây măng có chiều cao từ 2 - 3m và còi cọc, để tránh hiện tượng này cần thực hiện những biện pháp sau:

    + Cần cắm cây làm điểm tựa cho cây măng mẹ.

    + Bón phân: 5 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg phân NPK (5-10-3) cho măng vào tháng 11 - 12 (lúc vệ sinh vườn tre). Bón phân lúc này để nuôi cây mẹ và củ mẹ cho năm sau. Khi bón cần phải đào rạch sâu 20cm cách khóm tre 20cm, trộn phân NPK và phân chuồng hoai sau đó dải đều lượng phân bón vào rãnh và lấp kín lại.

    + Bảo vệ vườn măng không để gia súc phá hại.

    III. Đối với vườn tre trong giai đoạn kiến thiết cơ bản:

    Để diện tích tre Bát Độ giai đoạn kiến thiết cơ bản sinh trưởng và phát triển tốt, cần có biện pháp quản lý bảo vệ, chăm sóc, không để gia súc phá hại gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây tre.

    1. Năm thứ nhất: Sau khi trồng đến tháng 9 - 10 nếu có măng chọn 1- 2 cây măng to khỏe để giữ làm cây mẹ và tuyệt đối không được tỉa cành, nhánh trên thân tre.

    2. Năm thứ 2:

    + Vào cuối vụ măng (tháng 9 - 10): Phát tỉa bớt những cây năm thứ nhất, chọn 1 - 2 cây măng to khỏe mọc cách đều 2 cây mẹ còn lại để làm cây mẹ cho vụ sau.

    + Vào tháng 11 - 12: Tiến hành tỉa bớt những cành, lá ở thấp, khuất trong tán, giữ lại nguyên những cây mọc năm đầu tiên. Đến vụ măng năm sau bắt đầu cho thu hoạch măng bói, các hộ cần chủ động thu hoạch măng bói. Nếu không thu hoạch măng bói sẽ làm búi tre có nhiều cây và cây nhỏ, sang năm thứ 3 sẽ cho măng nhỏ. Nên tập chung khai thác và phải để cây mẹ hợp lý và đúng thời điểm.

    3. Năm thứ 3:

    + Vào tháng 2-3: Tiến hành tỉa bớt những cành, lá ở thấp, khuất trong tán, giữ lại nguyên những cây mọc năm trước, và bón phân cho tre. Lượng bón: 5 kg phân chuồng hoai mục + 1 kg phân NPK (5-10-3), để vào vụ vườn tre sẽ cho nhiều măng.

    + Vào cuối vụ măng (tháng 9 - 10): Phát tỉa bớt những cây năm thứ 1, giữ lại 1 - 2 ngọn măng to khỏe mọc xa gốc, lúc này trong búi có 3 - 4 cây. Trong đó có 1 cây mẹ năm thứ nhất, 1- 2 cây mẹ năm thứ 2 và 1 cây măng năm thứ 3.

    IV. Bón phân cho vườn tre:

    Bón phân bổ sung hàng năm nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây tre sinh trưởng, phát triển tốt và có dinh dưỡng để hình thành mắt mầm, nuôi măng non. Mỗi năm phải bón phân cho tre Bát Độ 2 lần.

    - Lần 1: vào tháng 2-3 (dương lịch).                      .

    Lượng bón: 5 kg phân chuồng hoai mục + 1 kg phân NPK (5-10-3)/khóm/lần.

    - Lần 2: vào tháng 7 (dương lịch).                       

    Lượng bón: 5 kg phân chuồng hoai mục + 1 kg phân NPK (12-5-10)/khóm/lần.

    Trên là một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn tre Bát Độ lấy măng sau thu hoạch. Mong bà con lưu tâm áp dụng đồng bộ và đầy đủ các biện pháp kỹ thuật để vườn tre đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững. 

     

    Lê Thị Hải Yến - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái