• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN BẢN ĐỊA
    28/07/2020 10:28:00 SA
    Lượt xem: 3462

     

    I. Giống và công tác chọn giống:

    1. Một số loại giống lợn bản địa:

    Gồm các giống như: Lợn Móng cái, Lợn Lang Hồng, Lợn Mường Khương, Lợn ỉ, Lợn Mông, Lợn Mán, Lợn đen Lũng Pù, Lợn Sóc, Lợn Cỏ...

     Đặc điểm của giống lợn bản địa: chịu kham khổ tốt, dễ nuôi, đầu tư đơn giản, tỷ lệ thịt mỡ cao, tăng trưởng chậm.

    2. Kỹ thuật chọn giống:

    * Chọn nguồn gốc:

    - Chọn mua lợn ở những nơi có địa chỉ rõ ràng, có nguồn gốc bố mẹ là giống tốt, được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo yêu cầu của cơ quan thú y như: Vắc xin tụ huyết trùng, Thương hàn, Lở mồm long móng, lep tô, dịch tả…..

    * Chọn ngoại hình thể chất:

    - Nhanh nhẹn, mắt tinh sáng, ham hoạt động hay chạy nhảy

    - Da mỏng hồng hào, lông mượt.

    - Mõm bằng (bẹ), ăn xốc, tai mỏng to, trán rộng đuôi to, đuôi cong hoặc thẳng không cụp.

    - Mình dài cân đối, l­­ưng thẳng, mông tròn, bụng thon gọn, chân thanh thẳng và chắc (Nếu lợn đứng co rúm, bụng cóc, đít nhọn là lợn còi hoặc có bệnh).

    Mô hình chăn nuôi lợn sinh sản giống bản địa (giống lợn Mán) theo hướng ATSH mang lại giá trị kinh tế cao tại xã Bình Thuận - huyện Văn Chấn năm 2020

    II. Yêu cầu chuồng trại.

    1. Vị trí: Làm chuồng xa nơi sinh hoạt gia đình và nơi tập trung đông dân, ở nơi cao ráo, đảm bảo thoáng mát về mùa hè ấm áp về mùa đông.

    2. Hướng chuồng: Nên chọn hướng đông nam, chuồng cần làm cao không quá thấp, làm rèm hoặc phên che chống nóng chống rét. Không nên xây chung với chuồng nuôi gia súc và gia cầm khác.

    3. Diện tích: Chuồng nuôi phù hợp lợn nuôi với điều kiện từng hộ gia đình nhưng tối thiểu 1-1,3 m2/con.

    4. Nền chuồng: Cao hơn mặt đất 30 - 45cm, có độ dốc về phía hố phân nghiêng 2 - 3%, láng xi măng, bố trí máng ăn uống gần cửa chuồng để tiện chăm sóc.

    5. Khu xử lý chất thải: Hố chứa phân cần bố trí ở cuối hướng gió, xung quanh có rãnh thoát nước. Nếu có điều kiện nên xây hầm Biogas để đảm bảo vệ sinh môi trường và làm khí đốt phục vụ gia đình.

     III. Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng.

    1. Chăm sóc nuôi dưỡng khi lợn mới được mua về:

    - Không nên mua lợn ăn no vì dễ bị chết do vận chuyển (do sức ép của dạ dày lên lồng ngực, làm lợn nghẹt thở).

     - Vận chuyển lợn cần có lồng rộng để lợn đứng thoải mái. Lợn bị buộc và bị trói dễ bị sai khớp và nghẹt thở khi đi đ­ường.

    - Khi đ­ưa lợn về nhà, cần thả lợn ngay ra sân rộng có bóng mát hoặc thả vào chuồng để lợn đi đứng, vận động thoải mái.

    - Không cho lợn uống n­ước ngay nhất là về mùa hè lợn dễ bị cảm do thay đổi điều kiện sống quá đột ngột, chỉ cho lợn uống nư­ớc sau khi lợn đã đ­ược nghỉ trong bóng mát ít nhất một giờ.

    2. Thức ăn, nước uống ăn cho lợn:

    - Đối với thức ăn tinh: Có thể sử dụng 2 phương pháp:

    + Tự phối trộn thức ăn các loại cám địa phương: Tận dụng nguồn thức ăn địa phương phối kết kợp với cám viên công nghiệp.

    +Dùng các loại cám chế biến sẵn của các hãng nổi tiếng và cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản suất như: Hãng Procon cò, Mitaco, Lái thiêu, New hop...

    - Đối với thức ăn thô xanh: gồm rau các loại như rau lang, muống, cải… giúp cung cấp chất xơ, muối khoáng, vitamin….

    - Đối với thức ăn củ quả: Như khoai lang, khoai tây, dong riềng, sắn… cung cấp thêm tinh bột, lipit, Protein, khoáng….

    *Chú ý:

    - Khi sử dụng các loại củ: khoai lang, khoai tây, dong riềng, sắn (bóc vỏ nấu chín)... để nuôi lợn có thể quy đổi ư­ớc tính là 3 - 3,5 kg củ, tư­ơng đ­ương với 1kg thức ăn tinh (cám gạo, bột ngô, bột sắn hoặc tấm gạo...).

    - Nên nấu chín thức ăn tr­ước khi cho lợn ăn.

    - Cho ăn thêm 1 - 2 kg rau xanh/con/ngày sau khi ăn xong thức ăn tinh.

    - Phải lựa chọn thức ăn khô, thơm ngon, không cho ăn thức ăn ẩm mốc vv...

    - Thức ăn ngô, gạo tấm, sắn khô... đều đ­ược nghiền thành bột tr­ước khi phối trộn.

    - Lợn con (sau cai sữa) từ 10 - 30 kg cho ăn 4 bữa/ngày, lợn nhỡ 30 - 60 kg cho ăn 3 bữa/ngày, lợn vỗ béo 2 bữa/ngày

    - Cho ăn đúng giờ quy định.

    - Khi chuyển cám ở từng giai đoạn cần chuyển dần dần tránh cho lợn bị rối loạn tiêu hoá.

    - Cho lợn uống đủ nư­­ớc sạch và uống sau khi ăn 5 - 10 phút.

    - Chỗ ở của lợn sạch sẽ, tập cho lợn ăn, ỉa, đái đúng chỗ.

    - Nên tắm, chải cho lợn 1 - 2 lần/ngày (những ngày nóng).

    - Mùa đông cần che chắn chuồng trại để chống rét cho lợn.

    - Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của đàn lợn, cá thể lợn từng ngày, từng tháng để có kế hoạch điều chỉnh thức ăn, dinh dưỡng, loại cám cho hợp lý.

    3. Công tác vệ sinh phòng bệnh và thú y:

    + Hàng ngày phải dọn, vệ sinh, cọ rửa máng ăn máng uống sạch sẽ, định kỳ phun tiêu độc khử trùng ít nhất 1 tuần/lần.

    + Sau mỗi lứa lợn cần dùng vôi bột hoặc dùng nước vôi quét phơi để khô 15 - 20 ngày rồi mới cho lợn vào chuồng nuôi.

    - Lợn rất mẫn cảm với thời tiết, khí hậu. Do đó, cần chú ý chống nóng, chống rét, tránh gió lùa cho chúng.

    Công tác phòng bệnh:

    - Thức ăn phải thơm ngon, tránh ẩm mốc dẫn đến ngộ độc thức ăn ở lợn

    - Tiêm phòng các loại vắc xin của các bệnh thường gặp như bệnh; Thương hàn, lép tô, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, dịch tả, tai xanh ….cũng nh­­ư điều trị, nhất thiết phải theo quy định đ­ược sự hư­ớng dẫn của cán bộ thú y.

    + Diệt các loại ký sinh trùng, ký chủ trung gian như: Ruồi, muỗi, chuột…

    + Hàng ngày tắm rửa về mùa hè đảm bảo thoáng mát, về mùa đông cần che chắn cẩn thận tránh gió lạnh.

    + Không nuôi chung với lợn thịt, các loại gia cầm, thủy cầm, gia súc khác.

    + Cần giữ cho chuồng luôn thoáng đủ ánh sáng, mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông

     

    KS. Ngô Đăng Sỹ Trung tâm Khuyến nông Yên Bái