• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    KỸ THUẬT NUÔI GIUN QUẾ LÀM THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI
    20/08/2019 3:14:00 CH
    Lượt xem: 477

    1. Chuẩn bị chỗ nuôi:

     - Có thể dùng một trong các cách sau đây:

    - Xây bể xi măng chìm hoặc nổi hoặc nửa chìm.

    - Dùng thùng kim loại (tôn, sắt tây, …) hoặc gỗ, tốt nhất là tận dụng các thùng phuy cũ., hộp xốp.

    - Đào hố: - Tùy theo số lượng cần nuôi mà đào hố cho phù hợp

    Kích thước thông thường: Rộng 1m x dài 2 m x cao 0,4 m nuôi được 4 kg giun giun giống. Trường hợp này cần chú ý xẻ rãnh thoát nước, làm mái cho cho hố và nện chặt 2 bên  thành và đáy hố không để hố giun thành nơi chứa nước, giun sẽ chết và chui ra ngoài….

    - Làm nhà nuôi giun: Tùy vào mục đích, số lượng nuôi để làm nhà nuôi cho phù hợp. Nền chuồng nuôi cần láng xi măng hoặc lát gạch, chia làm các luống, mỗi luống rộng 1m dài theo chuồng, xung quanh mỗi luống xây 1 hàng gạch để be để đảm bảo thuận lợi cho việc chăm sóc , khai thác, hạn chế kiến, cóc gây hại.

    - Có giếng nước và bãi ủ phân rác, phía trên những chỗ nuôi giun phải có mái che nắng, che mưa.

    Chuồng nuôi giun (ảnh sưu tầm)

    2. Chuẩn bị thức ăn cho giun:

    Sử dụng phân trâu, bò, phân thỏ, phân dê chất đống để lên men 5-10 ngày. Thỉnh thoảng đảo 1-2 lần. Độ ẩm đống phân 30-40%. Nếu dùng phân lợn phải trộn bổ sung 5- 10% rơm rạ, cỏ làm thành đống ủ cao 1m để lên men trong vòng 15 ngày mới đêm sử dụng. Đống phân ủ không nén quá chặt cứ 7-10 ngày đảo 1 lần để tiếp tục lên men. Khi phân đã hoai tơi xốp có thể làm thức ăn nuôi giun.

    Cũng có thể dùng phân trâu bò tươi để nuôi, nếu trộn thêm lá mục, vỏ chuối, bã mía, mùn cưa, rau thải, vỏ dưa…thì càng tốt sau đó ủ khoảng 15-20 ngày.

    3. Chuẩn bị giun giống:

    Hiện nay có rất nhiều giống giun như giống Đại bình số 2, Thái bình số 3, Lông vòng Hồ Bắc… nhưng giống Thái Bình số 3 là giống được người nuôi ưa chuộng hơn vì tốc độ sinh sản nhanh, lớn nhanh, thành thục sớm…

    4. Nuôi giun:

    Phân trâu bò làm thành đống cao 35 cm dài 1-2 m hàng ngày dùng cào làm tơi lớp trên mặt. Khi lớp phân  5-8 cm trên mặt được khô ráo 50% thì cho giun vào nuôi.

    Trong bể ( hố, thùng ) lót một lớp đất mùn dày15- 20 cm, xong rải một lớp thức ăn ( gồm phân đã ủ các loại) lên trên 20-30 cm.

    Mật độ thả giống quyết định đến năng suất thu hoạch. Mật độ thích hợp khoảng 9 – 12kg sinh khối/m2 tương đương với 2-3 kg giun tinh/m2

    Khi đã chuẩn bị xong thức ăn thì thả giun giống với lượng 1 kg giun giống trên 1m2. Lưu ý: trước khi thả giun phải tưới ẩm bãi nuôi.

    Chăm sóc giun: Bổ sung thức ăn kịp thời khi thức ăn chỉ còn 20-30%, thức ăn được đưa vào phía bên cạnh hoặc bên trên bãi nuôi. Vào mùa hè nóng, phân gia súc được hoà với nước tưới trực tiếp vào rãnh trên bãi nuôi có chứa phân. Sử dụng nước có mùi tanh của cá để trộn vào thức ăn giun rất ưa thích. Nếu để thiếu thức ăn, thiếu nước cơ thể giun sẽ co lại dễ chết.

    Chú ý: Giữ độ thông thoáng trong bãi nuôi, làm tơi xốp thức ăn, giữ ấm cho giun vào mùa đông, phòng chống thiên địch như: cóc, gà, ếch, chuột, kiến, chim sẻ…

    - Phải có mái che để tránh mưa nếu nước mưa xối vào giun sẽ bỏ đi.

    - Ban đêm nên có đèn (bên trên) để giun khỏi ra ngoài hoặc bò đi nơi khác ( nhất là những đêm mưa).

    Tưới ẩm chuồng nuôi giun quế

    Mùa hè tưới 2 – 3 lần/ngày, mùa đông tưới 1 – 2 lần/ngày. Ngày khô nóng tưới nhiều, ngày mưa rét tưới ít.

    Độ ẩm thích hợp là khi lấy 1 nắm thức ăn hay chất nền bóp nhẹ, nếu ứa nước ở kẽ ngón tay là vừa. Nếu nước nhỏ giọt hoặc chảy thành dòng là quá ẩm. Khi quá ẩm điều chỉnh bằng cách giảm lần tưới hoặc giảm nước tưới.

    Nếu bóp chặt mà không có nước là bị khô cần tưới nước ngay.

    5. Thu hoạch và sử dụng:

    Hàng tháng đều phải thu hoạch giun một vài lần.

    - Đem toàn bộ giun lẫn thức ăn trải lên tấm nilon thành một lớp dày do sợ ánh sáng nên giun chui hết xuống đáy, lớp trên mặt không có giun dùng xẻng, dùng tay có đeo găng hoặc cái bay gạt hết phần bên trên ra 1 góc (để riêng) phần dưới đáy là giun đem thu gom lại để sử dụng.

     - Hót lớp đất vụn sàng lấy giun, đất còn lại dùng gây giống nuôi tiếp các đợt sau.

     - Sử dụng cho ăn: Có thể cho gia cầm ăn giun tươi sống (nếu gia cầm chịu ăn) 5-10 con giun/1 con gà/ngày. Dùng cho cá, ba ba ăn…. hoặc chế biến thành bột giun để phối trộn thức ăn cho vật nuôi.

    - Phần chất thải của giun (phân giun) được thu gom để sử dụng làm phân bón rất tốt cho cây trồng.

    6. Làm bột giun:

    Giun được làm sạch nội tạng, đem phơi khô, rang giun bằng cát hoặc cám( như rang hạt bí, hạt hướng dương) đến khi vừa giòn (chú ý không để cháy), để nguội, cho vào cối nghiền thành bột làm nguyên liệu phối hợp thức ăn cho gà. Tỷ lệ dùng tối đa 3-5 %.

    Ngô Đăng Sỹ - TTKN Yên Bái