• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ BỆNH CHÁY LÁ KHÔ NGỌN BẠCH ĐÀN
    22/10/2020 9:00:00 SA
    Lượt xem: 371

    1. Triệu chứng và tác hại:

    Trên các lá bị nhiễm bệnh thường xuất hiện các đốm màu nâu hoặc màu xám, xung quanh các đốm bệnh thường có vết mờ. Các vết đốm này phát triển lan rộng dần ra, ngả màu nâu dẫn đến lá bị khô và rụng. Bệnh có thể phát triển ra cả tán lá, phần dưới lá thường bị nặng hơn. Trên các cây con ở giai đoạn vườn ươm nấm xâm nhập qua các lá sát mặt đất sau đó lan rộng ra toàn bộ các lá làm lá cháy khô rồi rụng. Tiếp theo các chồi ngọn bị chết và xuất hiện các đốm đen ở thân cây con và cuối cùng toàn bộ cây con bị chết. Đối với các cây trưởng thành nếu không được chữa trị kịp thời và bị nhiễm bệnh qua nhiều năm liên tục cây sẽ bị biến dạng và chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho người trồng và ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái.Bệnh thường phát sinh và xuất hiện ở những vùng có lượng mưa bình quân cao, trên 1.800mm/năm, đặc biệt khi lượng mưa trung bình của 2 tháng liên tiếp cao hơn 350mm. Nấm bệnh thường xâm nhiễm vào các lá già ở phía dưới tán lá vào những tháng đầu mùa mưa, rồi dần dần lan lên phía trên. Vào giai đoạn cuối mùa mưa những cây bị bệnh nặng thường rụng hết lá và chết ngọn. Các bào tử và các sợi nấm thường lây lan nhanh qua nước mưa và gió. Nấm thường tồn lưu khá lâu dưới dạng bào tử vách dày hoặc các sợi nấm trên các bộ phận cây bị bệnh đang sống hoặc đã chết ở dưới đất.

    2. Biện pháp phòng trừ:

    Để phòng trừ bệnh một cách có hiệu quả bà con thực hiện một số biện pháp sau đây:

    - Đối với cây con giai đoạn vườn ươm: Chọn đất làm vườn ươm nơi cao ráo, dễ thoát nước, đất mới, tránh làm những nơi đã từng làm vườn ươm các cây giống khác hoặc nơi đã từng bị bệnh này trước đó. Dùng đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giàu mùn kết hợp phân chuồng đã được ủ hoai mục và được xử lý bằng chế phẩm sinh học có chứa nấm đối kháng Trichoderma để tiêu diệt nguồn bệnh trước khi đóng bầu.

    Làm tốt công tác phòng trừ bệnh cháy lá khô ngọn bạch đàn ngay từ giai đoạn trong vườn ươm (ảnh: St)

    Hạt giống có nguồn gốc nhập khẩu hoặc nội địa phải có nguồn gốc rõ ràng, có lý lịch và chứng nhận theo quy định về quy chế quản lý giống cây trồng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, không mang nguồn sâu bệnh hại. Cần xử lý hạt giống trước khi trồng bằng nước nóng 54 độ C (3 sôi - 2 lạnh) hoặc một trong các loại thuốc hoá học sau để tiêu diệt nguồn sâu bệnh tồn tại trên bề mặt hạt giống: Curegold 375SC, Ara - super 350SC, Amistar Top® 325SC, Ridomil GoldÒ68WG, Metman bul 68WG, 72WP, Ricide 72 WP. Dithane  M-45 80WP, 600OS; Pro-Thiram 80 WP, 80 WG. Ngâm hạt giống trong dung dịch nước thuốc khoảng 30 phút trước khi gieo. Không để cây con bị cớm nắng, tưới đủ ẩm, không tưới quá nhiều; nhổ bỏ và tiêu huỷ những cây bị nhiễm bệnh để tránh lây lan. Bón phân cân đối, tránh bón quá nhiều đạm làm giảm khả năng chống bệnh của cây.

    - Đối với rừng trồng: Khi phát hiện bệnh cần chặt bỏ hết các cành lá bị bệnh, để khô rồi đốt để tránh lây lan trước mùa mưa. Sử dụng các loại thuốc hoá học sau đây để phun phòng trừ và ngăn chặn bệnh lây lan trên diện rộng: Zithane Z 80WP, Zin 80WP; Daconil 75WP; Daconil 500SC, Ridomil GoldÒ 68WG, Ricide 72 WP; Dithane M-45 80WP...

    * Chú ý: Nên tuyển chọn các giống, loài bạch đàn nuôi cấy mô đã được Bộ Nông nghiệp &PTNT công nhận (giống phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng) để đưa vào trồng rừng nhằm hạn chế thiệt hại sau này.

    Ks. Hứa Minh Tuấn - Phòng Quy hoạch TTKN - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái