• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    Kỹ thuật nuôi vỗ cá chép
    08/05/2019 8:42:00 SA
    Lượt xem: 406

    Để chuẩn bị cho vụ nuôi cá mới đảm bảo có được nguồn giống đạt tiêu chuẩn cung cấp cho nhu cầu của địa phương. Đặc biệt là các đối tượng nuôi truyền thống như cá rôphi, cá chép lai.... Có thể đẻ tự nhiên trong ao, thích hợp với điều kiện khí hậu của địa phương. Trung tâm Khuyến nông xin giới thiệu biện pháp kỹ thuật nuôi vỗ cá chép để bà con tham khảo.

    1. Điều kiện môi trường ao nuôi vỗ:

    - Vị trí: Gần nguồn nước sạch, PH từ 6 - 8, hàm lượng oxy > 3mg/lít, thuận tiện cho quá trình chăm sóc và quản lý.

    - Diện tích: Cá chép là loài cá sinh sản tự nhiên trong ao nếu có đầy đủ các yếu tố (Có giá thể, có nguồn nước mới, có mặt của cá đực thành thục...). Vì thế cần có ao nuôi vỗ cá đực cá cái riêng. Nếu nuôi chung đến thời kỳ cá sinh sản (tháng 12) cá sẽ đẻ tự nhiên trong ao. Diện tích tốt nhất từ 300 - 1.000m2, sâu từ 1,0 - 1,2m.

    - Chất đáy là cát thịt hoặc bùn cát, đáy ao bằng phẳng, độ dày bùn đáy từ 15 - 20cm.

    2. Chuẩn bị ao nuôi vỗ:

    - Làm cạn nước ao, tu sửa lại hệ thống cống cấp và thoát nước, lấp hết các hang hốc rò gỉ quanh bờ ao.

    - Dùng vôi bột tẩy trùng cho ao với lượng 7 - 10kg vôi/100m2 ao (Tuỳ độ PH của ao mà tăng hoặc giảm lượng vôi).

    - Bón lót cho ao:

    + Phân chuồng 30 - 40kg/100m2 ao

    + Phân xanh 30 - 40kg/100m2 ao

    Phân chuồng phải được ủ kỹ với 1-2 % vôi rải đầu khắp ao, phân xanh bó thành từng bó dìm xuống 4 góc ao. Lấy nước vào ao làm 2 lần, lần thứ nhất lấy 30 - 40cm nước, ngâm ao 3 - 5 ngày (tuỳ vào nhiệt độ môi trường) khi màu nước ao đạt màu xanh lá chuối non hoặc màu xanh vỏ đỗ tiến hành cấp nước lần 2 sao cho mức nước đạt tiêu chuẩn 1,0 - 1,2m.

    3. Tiêu chuẩn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ:

    - Hình thái ngoài: Cá bố mẹ thân hình cân đối, vây vẩy hoàn chỉnh, không dị hình, không bệnh, màu sắc tươi sáng.

    - Tuổi cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ khoảng 2 - 5 tuổi (trung bình 3 năm tuổi) trọng lượng đạt 1 - 3kg

    - Mùa vụ, mật độ cá đưa vào nuôi vỗ:

    + Mùa vụ: Cho cá chép đẻ vào vụ xuân (tháng 2- tháng 3) nên đưa cá vào nuôi vỗ từ tháng 9 hoặc tháng 10 kéo dài đến tháng 11, tháng 12 và cho cá đẻ vào tháng 2, tháng 3 năm sau; Nếu cho cá chép đẻ vụ thu (tháng 8 - tháng 9) thì đưa cá vào nuôi vỗ từ đầu tháng 7.

    + Mật độ:

    Ao nuôi vỗ cá cái: 8 - 10m2/con; Ao nuôi vỗ cá đực: 4 - 6m2/con.

    Ao nuôi vỗ cá chép có thể thả ghép thêm cá mè trắng, mè hoa để tận dụng nguồn thức ăn là sinh vật phù du trong ao (không nên thả ghép cá trắm cỏ, cá trôi, cá rôphi vào trong ao).

    4. Chăm sóc quản lý:

    - Cho ăn: lượng thức ăn tinh hàng ngày là 3 - 5% trọng lượng thân. Thức ăn gồm: Thóc mầm, ngô mầm, cá loại bột như (bột ngô, cám gạo, bã đậu). Cho ăn 1 ngày 1 lần vào 7 - 8 giờ sáng. Thức ăn đưa vào sàn ăn hoặc đưa xuống 1 góc ao cố định. Kết hợp thức ăn tinh hàng tuần bón phân chuồng xuống ao 1 tuần 1 lần với lượng 7 - 10kg/100m2 ao.

    - Quản lý: Luôn giữ mức nước trong ao từ 1,0 - 1,2m, oxy 3mg/lít.

    * Chú ý:

    - Ao nuôi vỗ cá chép thường rất đục, trong quá trình nuôi ngoài việc cho cá ăn thức ăn tinh còn cho thêm phân chuồng xuống ao nên cá chép rất dễ nổi đầu vào buổi sáng, cần thăm ao vào buổi sáng để kịp thời xử lý.

    - Vào mùa sinh sản cá chép có thể đẻ tự nhiên trong ao. Vì vậy phải có ao nuôi vỗ cá chép đực và cái riêng. Nếu nuôi chung đến mùa sinh sản (tháng 2 - tháng 3) thì tách riêng cá đực và cá cái.

    Tin khác