• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long
    10/11/2022 1:52:00 CH
    Lượt xem: 735

    Thanh long là một trong những loại cây trồng cho năng suất cao, nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Trên thực tế, một số địa phương đã tiến hành trồng cũng cho thành quả nhưng năng suất cao và chất lượng tốt. Để đảm bảo năng suất và nâng cao chất lượng cần áp dụng đúng kỹ thuật như sau:

    1. Điều kiện gây trồng

    - Nhiệt độ : Là loài cây nhiệt đới họ Xương rồng có khả năng chịu nắng và chịu hạn tốt. Nhiệt độ thích hợp để trồng thanh long là từ 20 - 340C.

    - Ánh sáng : Sinh trưởng và phát triển tốt ở nơi cường độ ánh đầy đủ. Cây ốm yếu, hạn chế sinh trưởng nếu thiếu ánh sáng. Tuy nhiên cường độ ánh sáng và nhiệt độ cao cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây.

    - Nước : Cần cung cấp đủ lượng nước để cây phát triển tốt, cho trái to. Cần lưu ý lượng nước ít hoặc quá nhiều vào mùa ra hoa dẫn đến rụng hoa và thôi trái, không chịu được ngập úng
    - Đất: Phù hợp với hầu hết mọi loại đất, phù hợp nhất với đất xốp, thoát nước tốt, không bị nhiễm mặn, độ pH 5 - 7

    2. Thời vụ trồng

     Cây Thanh long có thể trồng quanh năm, nhưng có 2 thời điểm thích hợp là: Tháng 10 - 11 và tháng 5 - 6 dương lịch

    - Tháng 10 - 11 là thời điểm có nhiều thuận lợi để trồng thanh long vì hom giống dồi dào, ẩm độ thấp ít bị thối cành.

    - Tháng 5 - 6  đối với vùng thiếu nước nên trồng đầu mùa mưa và những ngày mưa to tránh đọng nước ở gốc sẽ gây thối gốc do ngập úng.

    3. Xử lý đất, bón lót

    - Đất cần được cày bừa kỹ, tạo mặt phẳng dễ thoát nước tránh ngập úng, phơi đất phòng ngửa cỏ dại.

    - Đất cao : Đào quanh trụ sâu 10 - 20cm, đường kính 1,5m, bón lót phân chuồng, phủ đất.

    - Đất thấp : Làm mô dạng hình nón quanh trụ cao khoảng 40 cm để tránh ngập úng, rải phân xung quanh mô.

    3. Dựng trụ

    - Trụ được dựng trước khi đặt hom giống 2 - 3 tháng với khoảng cách trụ cách trụ 2 x 2 m hoặc 3 x 3 m (tương ứng 700-1000 trụ/1ha), Trụ nên làm bằng xi măng cốt thép  mỗi cạnh rộng 12 - 15 cm, cao cách mặt đất 1,5 - 1,8 m, chôn trụ sâu dưới mặt đất khoảng 50 - 60 cm, phía trên đỉnh trụ sau khi chôn xuống nên có 4 cọng sắt ló ra dài 30 - 40 cm được bẻ cong theo 4 hướng hoặc đóng thêm giá đỡ hình chữ thập để làm giá đỡ cho thanh long. 

    5. Lựa chọn giống 

    - Lựa chọn giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng được cơ quan có thẩm quyền cấp phép
    - Giống tự sản xuất phải ghi rõ tổ chức, cá nhân sản xuất,địa chỉ, số lượng, các biển pháp xử lý hom, mục đích, quá trình, thuốc BVTV sử dụng…

    - Loại thanh long phổ biến là thanh long vỏ đỏ ruột trắng, thanh long vỏ đỏ ruột đỏ, thanh long vỏ tím ruột tím, ngoài ra còn các loại thanh long khác nhưng chưa phổ biến.

    6. Chuẩn bị hom giống

    -  Hom giống thẳng, to, khỏe, có màu xanh đậm, không sâu bệnh, chiều dài hom 40 - 70cm
    - Tuổi hom > 12 tháng, đã cho ra trái vụ trước, trên hom có 3 - 5 trùm gai tốt, mẩy, khả năng nẩy trồi cao

    - Cắt bỏ phần thịt bên ngoài đáy hom (3 - 5cm), sau đó nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm như Benlate C, nồng độ 0,1% trong 5 phút.

    - Để hom ở nơi khô ráo thoáng mát 15 - 20 ngày khi hom bắt đầu nhú rễ thì đem trồng

    7. Cách đặt hom

    - Mỗi trụ đặt 3 - 4 hom theo quanh của trụ để hom ra rễ  bán nhanh vào mặt trụ. Hom giống khi trồng cần nhô lên cách mặt đất 0,3 - 0,5cm để tránh thối gốc.

    - Cố định hom giống vào trụ bằng dây mềm để tránh gió  lung lay đổ ngã vì rễ trên thân chưa bám được vào mặt trụ. Sau khi trồng cần tủ gốc giữ ẩm….

    8. Chăm sóc

    - Tưới nước: Thanh long là cây chịu khô hạn tốt nhưng khi thiếu nước sẽ dấn đến các tình trạng sau : Cành mới ít hình thành, chậm phát triển, cành bị teo và chuyển dần sang màu vàng, rụng hoa ở đợt dầu >80%. Tưới nước đều 3 - 7 lần/tuần tùy vào tình trạng độ ẩm của đất. Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.
    - Bón phân :

    * Giai đoạn kiến thiết cơ bản:

    - Năm 1 và 2 lượng phân bón như sau:

    + Phân chuồng 25 - 30 tấn;

    + Đạm Urê 450 kg;

    + Supelân 1.200 kg;

    + Kaly 450 kg/ha.

     -  Lượng bón: Bón lót phân chuồng, Supelân trước khi trồng. Nếu trường hợp không đủ lượng phân chuồng thì thay thế bằng các loại phân hữu cơ sinh học từ 2 - 5 kg/ trụ. Một tháng sau trồng tưới 25 g Urê + 25 g lân/ trụ, tưới quanh cách gốc 5-10 cm; 2 tuần/ 1 lần. Bón thúc 100g Urê + 100g phân NPK/ trụ vào các giai đoạn 3 tháng sau trồng, sau đó cứ 3 tháng bón 1 lần. Khi cây ra hoa bón thêm 100g NPK/ trụ.

    - Cách bón : Xới nhẹ, rắc xung quanh gốc, lấp phân lại bằng 1 lớp đất mỏng, bón cách gốc 20 -40 cm theo tuổi cây hoặc hoà phân tưới cho cây.

    * Giai đoạn kinh doanh:

    Năm thứ 3 trở đi năng suất đã khá ổn định cần trú trọng tới Kali, một loại phân cần thiết để làm quả ngon ngọt và chắc hơn. Lượng phân trung bình cho mỗi trụ như sau: Phân chuồng : 15 - 50kg; Phân lân (Super lân) : 0,5kg; Urê : 0,5kg; NPK16-16-8 : 1,5kg; KCl : 0,5kg; Chia phân ra làm 3 lần:

    + Lần thứ 1 sau khi tỉa cành (tháng 10 - 11) gồm: tất cả phân chuồng + tất cả lân + 1/3 Urê. Mục đích là để thúc các đợt lộc cành đầu tiên ra nhanh, mau trưởng thành làm cơ sở cho việc ra quả vào mùa tới.

    + Lần thứ 2 cách lần thứ l khoảng 40 ngày gồm 1/3 Urê + 1/5 NPK + 1/2 KCl để thúc đợt cành thứ 2.

    + Lần thứ 3 vào tháng 3 gồm 1/3 Urê + 2/5 NPK + 1/2 KCl thúc đợt cành cuối cùng và làm đợt cành thứ 1 phân hóa mầm hoa.

    - Tỉa cành: Tỉa cành bắt đầu từ năm thứ 2 giúp cho cây có bộ khung tán đẹp, tán thông thoáng, tránh sâu bệnh. Các cách tỉa cành như :

    + Tỉa sau khi thu hoạch : Tiến hành cắt tỉa ¾ các cành già, xấu để cho cành non mọc ra
    + Tỉa thường xuyên : Cắt bỏ toàn bộ cành xấu

    + Tỉa sửa cành : Chọn để lại 2 cành con trên 1 cành mẹ khỏe mạnh, phân bố đều

    - Sâu bệnh: Các loài gây hại cho thanh long chủ yếu là kiến, ruồi đục trái, và các loài bọ. Bệnh chủ yếu trên cây thanh long là thối cành, than thư,..

    + Biện pháp phòng ngừa chủ yếu :Vệ sinh vườn ruộng, dọn sạch cỏ dại, cắt tỉa cành, bón phân cân đối, sử dụng các biện pháp bao trái, sử dụng các biện pháp bảo vệ bằng hóa học theo liều lượng chỉ định,

    9. Thu hoạch và bảo quản.

    Trước khi thu hoạch 10-15 ngày, không đuọc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các chất kích thích, thu hoạch trong khoảng 28-31 ngày sau khi nở hoa để trái có chất lượng tốt nhất

    + Nên thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát,sử dụng dụng cụ sắc bén để thu hoạch

    + Trái sau khi thu hoạch tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, nên để trong thùng xốp, thùng cát tông …để bảo quản tránh dập nát trong quá trình vận chuyển



    Hoàng Minh Nhật - Trung tâm Khuyến nông