• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    MỘT SỐ BIỆN PHÁP AN TOÀN CHO LỒNG NUÔI CÁ TRONG MÙA MƯA LŨ
    16/08/2021 1:59:00 CH
    Lượt xem: 4887

     

    1. Đối với lồng nuôi trên sông

    Chọn nơi nước sâu từ 3m trở lên đảm bảo đáy lồng cách đáy sông ít nhất 0,5m và có địa thế neo lồng chắc chắn, thông thoáng, ít tàu thuyền qua lại, có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, nước thải sinh hoạt...

    Nước nơi đặt lồng nuôi có lưu tốc dòng chảy 0,2 - 0,3m/giây, không nên nuôi ở nơi nước chảy xiết, dòng chảy quẩn để tránh lũ quét.

    Môi trường nuôi nước phải đảm bảo các yếu tố sau: pH 6,5 - 8,5 (cá nước ngọt tốt nhất là từ 7,0 - 8,0); oxy hoà tan > 5,0 mg/lít; NH3 < 0,01 mg/lít; H2S < 0,01 mg/lít, nhiệt độ nước từ 20 - 330C.

    Mô hình nuôi cá lồng tại xã Thịnh Hưng - huyện Yên Bình

     

    Ảnh: Minh Phượng

     

    Lồng nuôi đặt ở vị trí thuận lợi về giao thông để tiện trong việc cung cấp con giống, thức ăn, chăm sóc, quản lý, thu hoạch và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm.

    Lồng nuôi trên sông nên bố trí thành từng cụm, mỗi cụm 10-15 lồng (không quá 20 lồng), khoảng cách giữa các cụm cách nhau từ 200- 300m bố trí theo hình chữZ 

    Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, đảm bảo nước luôn được lưu thông trong và ngoài lồng. Kiểm tra tu sửa lại những nơi xung yếu đảm bảo lồng vững chắc, di chuyển lồng về nơi neo giữ an toàn, kiểm tra hệ thống dây neo lồng chắc chắn không để dứt, tụt xô đẩy lồng khi có lũ xảy ra.

    Mô hình nuôi cá lồng tại thị trấn Thác Bà - huyện Yên Bình

    Ảnh: Minh Phượng 

     

    2. Đối với lồng nuôi trên hồ chứa

    Chọn nơi thông thoáng, khuất gió, nước sâu hơn 4m tại thời điểm mực nước hồ xuống thấp nhất, lưu thông nước tốt, lưu tốc dòng chảy 0,2 - 0,3m/giây. Không nên nuôi cá lồng ở các điểm cuối eo ngách, bến tập kết gỗ, nứa, đập tràn...

    Vị trí đặt lồng đặt lồng phải thuận lợi về giao thông để tiện trong việc cung cấp con giống, thức ăn, chăm sóc, quản lý, thu hoạch và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm. Lồng nuôi cách bờ ít nhất 15 - 20m. Môi trường nuôi phải đảm bảo các yếu tố sau: pH 6,5 - 8,5; oxy hoà tan > 5 mg/lít; NH3 nhỏ hơn 0,01 mg/lít; H2S < 0,01 mg/lít, nhiệt độ nước từ 20 - 330C.

    Ở hồ chứa thì tùy thuộc vào diện tích hồ mỗi 1ha mặt thoáng hồ chứa chỉ được nuôi 1 cụm lồng 20m2,  mỗi cụm bố trí từ 10 - 15 lồng, các cụm lồng cách nhau từ 200 - 300m, đặt so le nhau nếu nuôi nhiều hơn sẽ bị ô nhiễm không tốt.

    Để giảm thiểu thiệt hại do mưa, bão gây ra, các hộ nuôi cá lồng khi thấy môi trường nước đục, cá kém ăn và bơi lội chậm cần cung cấp ôxy ngay bằng cách sử dụng máy sục khí, thường xuyên vệ sinh lồng để luôn bảo đảm thông thoáng, cho cá ăn đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cá tăng sức đề kháng.

    Khi có thông tin về tình hình mưa, bão, người nuôi chú ý, nếu cá đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch ngay và di chuyển lồng nuôi đến vị trí an toàn, kín gió, dòng chảy nhẹ để neo đậu khi mưa, bão đổ bộ.  

    Cần thường xuyên chú ý kiểm tra dây neo, mối hàn, điểm nối để gia cố lại cho chắc chắn, đặc biệt là lưới xung quanh lồng, đáy lồng, lưới chắn mặt lồng để có biện pháp xử lý kịp thời.

     

    Nguyễn Thị Xuân - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái