• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG ĐÓI RÉT CHO TRÂU BÒ VỤ ĐÔNG
    04/10/2021 10:13:00 SA
    Lượt xem: 4819

     

    Trong một vài năm trở lại đây thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của vật nuôi, làm giảm sức đề kháng, trâu bò dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Lở mồm long móng, cước chân và các bệnh về đường hô hấp ...           

    Để chủ động phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn cho đàn trâu, bò, người chăn nuôi cần thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật như sau:

    1- Về chuồng trại: 

     - Kiểm tra sửa chữa, nâng cấp chuồng đảm bảo nền chuồng bằng phẳng, không để đọng nước, khơi thông cống rãnh, tu sửa mái che đảm bảo kín gió.

    - Chuẩn bị  bạt hoặc các tấm phên, bao tải đan lại., che chắn chuồng đảm bảo kín xung quanh chỉ để hở một phần phía trên hiên mái để thông khí, ban ngày mở phên chắn và bạt để cho ánh nắng chiếu vào sưởi chuồng diệt khuẩn…và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

    - Khi nhiệt độ suống thấp và mưa phùn, sương muối, sương mù chỉ mở phên bạt khi có ánh nắng từ 9 -15 giờ.

    - Chuẩn bị chất độn lót chuồng: Dùng rơm rạ, cỏ khô, lá chuối…lót nền chuồng cho đàn trâu, bò trong mùa đông. Tùy vào điều kiện thực tế có thể rải một lớp độn chuồng dày từ 5 - 15 cm. Cần kiểm tra chất độn chuồng liên tục hàng ngày nếu thấy ướt hoặc ẩm thì phải thay ngay. Những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 150c ta có thể tăng độ dày của chất độn chuồng lên15 - 20 cm để đảm bảo độ ấm cho trâu bò.

    * Lưu ý: Ở vùng cao, có thể lợi dụng ta luy dương để khoét hầm cho trâu, bò chui vào.

    2- Chăm sóc quản lý : 

    * Chuẩn bị thức ăn và cho ăn:

    - Chuẩn bị thức ăn tươi thô xanh bằng cách trồng các loại cỏ có năng xuất chất lượng cao như: VA06, Ruri, ghi nê… Ngoài thức ăn thô xanh để cho ăn trực tiếp, cần chuẩn bị các loại thức ăn dự phòng cho trâu bò bằng cách tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như: rơm, rạ, thân lá ngô, ngọn mía, khoai lang,…để ủ chua làm thức ăn.

    - Chuẩn bị các loại  thức ăn tinh hỗ trợ như: Ngô, thóc, sắn…để ăn bổ xung. Tận dụng thân cây chuối thái nhỏ trộn cám cho ăn.

    - Bổ sung các loại thức ăn về muối, khoáng, vi ta min để cho ăn vào những ngày nhiệt độ xuống thấp.

    - Cho ăn đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng:

    + Lượng thức ăn thô xanh cho trâu, bò trung bình 1 ngày cần một lượng bằng 1/10 trọng lượng cơ thể, thức ăn tinh trung bình cần một ngày cần một lượng bằng 1 - 2% trọng lượng cơ thể. Ngoài ra cần bổ sung thêm lượng thức ăn củ quả từ 1-2kg/con/ngày.

    + Khi nhiệt độ dưới 150c cần tăng lượng thức ăn tinh lên thêm 10 - 15% so với ngày bình thường. Cho trâu bò uống nước ấm hoặc nước muối ấm nồng độ 0,1 - 0,3% tương đương 10 - 30g muối/ 10 lít nước (Trung bình 1 trâu bò trưởng thành cần 40 - 50g muối/con ngày để cung cấp thêm năng lượng chống rét).

    * Lưu ý: Cho ăn thức ăn dự trữ như cỏ khô, rơm khô một ngày cho ăn không quá 7 kg rơm khô/con/ngày, rơm ủ Urê không quá 6kg/con /ngày.

    * Chăm sóc và nuôi dưỡng:

    Buổi sáng nên cho trâu bò đi chăn thả sau 8 giờ sáng khi đã có ánh nắng, cỏ đã tan sương.

    - Những ngày trời rét dưới 150 C:

    + Cần giữ gia súc ở tại chuồng, không nên cho đi chăn thả, cắt cỏ cho gia súc ăn, kết hợp thêm thức ăn dự trữ và thức ăn tinh bột đảm bảo đủ năng lượng cho trâu bò chống rét.

    + Thời gian tốt nhất để đưa gia súc ra ngoài, chăn thả, lao tác là khoảng sau 9 giờ sángkhi thời tiết không có mưa phùn, gió lạnh.

    + Giữ ấm cho gia súc bằng cách mặc áo cho chúng trước khi đưa ra ngoài đặc biệt những gia súc già yếu và còn non.

    * Chú ý: Chiều dài áo phủ từ thân đến hết đuôi, chiều ngang vừa đủ choàng qua thân, các dây thắt như khuy áo buộc dưới bụng. Khi trời nắng (thường sau 9h sáng)  nên bỏ áo để trâu bò sưởi ấm.

    - Khi nhiệt độ xuống dưới 120C:

    + Đốt lửa chống rét cho trâu, bò. Dùng xô, chậu cũ đựng củi trấu, nhóm lửa ở ngoài cho bớt khói rồi mới đưa vào trong chuồng.

    + Cần đặt khay lửa ở cuối chuồng để khói không tạt vào mặt trâu bò và tránh xa chất độn chuồng, bạt che để phòng bén lửa gây cháy.

    3- Chế độ lao động, chăn thả.

    - Những ngày trời rét có s­­ương, thì phải đợi cho có ánh nắng và s­ương tan mới đư­­ợc cho trâu, bò xuống ruộng.

    - Khi nhiệt độ từ 12 - 130c thì không đ­­ược cho trâu xuống ruộng để tránh bệnh c­­ước chân cho trâu, bò.

    - Những ngày mư­­a dầm, trời giá rét, thì hạn chế tối đa việc chăn thả trâu bò ngoài bãi mà cắt cỏ về nhà, bổ sung thêm thức ăn dự trữ, thức ăn tinh cho trâu bò  tại chuồng nhằm tránh cho trâu bò bị cảm lạnh.

    4- Công tác thú y    

    -  Định kỳ phun thuốc khử trùng 2 - 3 tuần một lần để tăng cường vệ sinh tiêu độc khử trùng cho chuồng trại cũng như môi trường xung quanh. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sát trùng như Virkon, HanIotdin…Khi sử dụng cần tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

    - Tiêm phòng các loại vác xin phòng bệnh theo yêu cầu của cơ quan thú y.

     

    Ngô Đăng Sỹ - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái