• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỌ XÍT MUỖI HẠI CHÈ
    13/11/2020 10:42:00 SA
    Lượt xem: 3675

     

    1.Triệu chứng gây hại:

    Bọ xít muỗi gây hại chè có triệu chứng như sau: Trưởng thành và sâu non chích hút dịch từ búp chè, lá non, cành non. Vết chích mới đầu trong như giọt dầu, sau đó chuyển sang màu nâu đậm với nhiều góc cạnh. Lá và búp chè bị hại sẽ mất nhựa, biến dạng trở nên cong queo, khô và thui đen. Bọ xít gây hại nặng từng bụi chè và từng vùng nhỏ tạo nên hiện tượng bị hại không đồng đều trên nương chè. Đám chè bị bọ xít muỗi hại nặng làm cho lá chè biến thành xanh đen. Chè chưa đến giai đoạn đốn bị hại nặng làm cây chè sinh trưởng kém.

     

     

    Ảnh : Triệu chứng bọ xít muỗi gây hại trên chè

    2. Đặc điểm hình thái, quy luật phát sinh gây hại

    2.1. Đặc điểm hình thái.

    - Trưởng thành: Cơ thể thon dài (5 - 10mm), râu màu nâu, mảnh dài quá thân. Bọ xít muỗi đực nhỏ hơn khoảng 4mm. Toàn thân có màu nâu xanh, lưng nâu vàng. Đầu có màu nâu, có các vệt vàng rộng, phía trên có vệt nhỏ hơn. Mắt có màu nâu đen. Cả con đực và con cái trông giống như muỗi nên gọi là bọ xít muỗi.

    - Ấu trùng: có hình dáng giống với con trưởng thành và trải qua 5 tuổi.

     2.2. Quy luật phát sinh gây hại

    Mùa hè bọ xít muỗi hoạt động gây hại vào buổi sáng sớm, chiều tối hoặc sau cơn mưa trời hửng nắng. Mùa đông bọ xít muỗi thường hoạt động gây hại mạnh vào buổi trưa và buổi chiều.

    Trong năm bọ xít muỗi hại chè thường tăng nhanh mật độ khi nhiệt độ không khí vào khoảng 20 – 27 o C và ẩm độ không khí cao từ 90% trở lên. Vì thế bọ xít muỗi gây hại chè nhiều vào mùa có mưa nhiều, ẩm ướt.

    Ở Miền bắc Một năm có 8 lứa sâu chia 3 thời kỳ chính:

    - Từ tháng 4 đến tháng 6 bắt đầu xuất hiện số lượng nhỏ gây hại ít.Từ tháng 7 đến tháng 9 mật độ cao nhất và gây hại nghiêm trọng.

    - Từ tháng 10 đến tháng 12 mật độ tương đối cao và gây hại tương đối nhiều.

    3. Biện pháp phòng trừ

    Để phòng trừ hiệu quả bọ xít muỗi hại chè cần áp dụng tổng hợp các biện pháp như sau:

    3.1. Biện pháp canh tác

    Khi trồng mới, cần trồng chè với mật độ hợp lý, tạo tán chè theo tiêu chuẩn kỹ thuật; Thu hái chè và chăm sóc chè đúng kỹ thuật để giúp cây chè hồi phục tốt: Hái chè thường xuyên (hái san trật) sẽ loại bỏ được nhiều trứng bọ xít muỗi, khi hái chè chú ý hái hết toàn bộ các búp bị hại, đồng thời có các biện pháp chăm sóc phù hợp như bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại, tạo độ thồg thoáng cho nương chè để cây chè nhanh chóng ra các chồi mới.

     Loại bỏ các cây ký chủ phụ của bọ xít muỗi ở trên trong và xung quanh nương chè; Người trồng chè phải thường xuyên kiểm tra nương chè để phát hiện, đánh giá để có các quyết định kịp thời; Bảo vệ các loại thiên địch trên nương chè bằng cách giảm phun thuốc bảo vệ thực vật và chọn lọc các loại thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại với ký sinh thiên địch.

    3.2. Biện pháp hoá học

     Khi mật độ bọ xít muỗi và lá chè xuất hiện triệu chứng gây hại với tỷ lệ hại cao bà con tiến hành phun thuốc hoá học như sau:

    - Sử dụng các loại thuốc hoá học có nguồn gốc sinh học, thuốc có thời gian cách ly từ 3 -5 ngày: Rholam Super  50SG, Dylan 2EC; 10EC, Comda 250EC,  Trebon 30EC…

    - Khi phun thuốc cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng nồng độ, đúng thời điểm và đúng phương pháp.

    Chú ý: Đề nghị bà con sau khi phun thuốc cần thu gom bao bì, vỏ chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật vào các bể chứa và xử lý đúng quy định để đảm bảo giữ vệ sinh môi trường, phun thuốc đảm bảo thời gian cách ly.

     

    Cao Thị Nga - Chi cục Trồng trọt và BVTV