• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    Một số lưu ý bệnh chậm động dục ở trâu bò cái sinh sản
    27/03/2023 11:04:00 SA
    Lượt xem: 2119

     Hiện nay do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng không phù hợp sau sinh sản và các tác động của môi trường, sự biến đổi khí hậu dẫn đến hiện tượng trâu, bò chậm dục trở lại sau khi sinh sản, từ đó đã ảnh hưởng đến sự tăng đàn và phát triển chăn nuôi của các địa phương. Để hạn chế tối đa bệnh chậm động dục ở trâu bò các hộ chăn nuôi cần lưu ý thực hiện tốt một số nội dung sau

    1-Hiện tượng.

    - Trâu bò chậm động dục trở lại sau kỳ sinh sản, chu kỳ sinh sản kéo dài hoặc không sinh sản.

    2- Nguyên nhân:

    - Hội chứng teo và giảm cơ năng buồng trứng ở trâu bò cái sinh sản.

    - Do gia súc già yếu tuổi cao từ 8 tuổi trở lên.

    - Do nuôi dưỡng kém là trâu bò phát triển và động dục không bình thường.

    - Do giao phối cận huyết, viêm nhiễm đường sinh dục...

    3- Triệu trứng:

    - Triệu trứng điển hình là chu kỳ động dục kéo dài, biểu hiện động dục không rõ hoặc có động dục nhưng không rụng trứng.

    - Kiểm tra qua hậu môn thấy tính đàn hồi của buồng trứng không biến đổi, không thấy noãn bào hoặc hoàng thể ( hay còn gọi là thể vàng). Có trường hợp chỉ một bên buồng trứng có hoàng thể, buồng trứng bị teo nhỏ lại bằng hật đậu cô ve.

    - Nếu kiểm tra một số lần thấy hình dạng buồng trứng không thay đổi thì có thể kết luận buồng trứng bị teo.

    4- Điều trị.

    - Tăng cường nuôi dưỡng tốt, nâng cao thể trạng cho trâu bò cái sinh sản, nhằm làm phục hồi sự phát triển của buồng trứng. Khẩu phần ăn của gia súc cái phải đảm bảo đủ chất đường bột, đạm, chất béo, các Vitamin và khoáng chất đặc biệt là các loại vitamim A,D,E.

    - Cho gia súc vận động trên đồng cỏ, bãi chăn thả...

    - Chăn thả trâu bò cái với trâu bò đực giống để kích thích phục hồi khả năng động dục.

    - Sử dụng thuốc phục hồi chức năng của buồng trứng như sau:

    + Điều trị nguyên nhân; Dùng huyết thanh ngựa chửa

    - Lần 1: 20-30ml/bò cái sinh sản, 30-40ml/trâu cái sinh sản.

    - Lần 2: 30- 40ml/bò cái sinh sản, 40-50ml/trâu cái sinh sản

    + Thuốc hỗ trợ phát triển buồng trứng: Tiêm hoặc cho uống Vitamin A,D,E liều là 1000 đơn vị/bò cái/ngày và 1300đơn vị/trâu cái/ngày.  Mỗi tuần dùng 2 lần.

    + Thuốc ADE-B comlex, Gona-Estrol...để tiêm kích thích động dục theo liều chỉ dẫn nhà sản xuất.

    - Nuôi dưỡng trâu, bò cái đảm bảo đúng khẩu phần quy định, chăm sóc tốt và cho vận động hàng ngày.

     

     

     

    Ngô Đăng Sỹ - Trung tâm Khuyến nông