• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ BỆNH NẤM DA THỎ
    04/09/2020 9:52:00 SA
    Lượt xem: 399

     Hiện nay, chăn nuôi thỏ đang được nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái quan tâm đầu tư phát triển, bước đầu đã mang lại thu nhập ổn định cho người chăn nuôi. Tổng đàn thỏ trên địa bàn tỉnh đạt gần 10.000 con, trong đó thỏ sinh sản chiếm 25%, được nuôi tập trung tại các xã vùng thấp của huyện Trấn Yên, Yên Bình, Văn Yên, Văn Chấn và thành phố Yên Bái. Song hiện nay do diễn biến thời tiết phức tạp tạo điều kiện cho bệnh nấm phát triển mạnh, đồng thời các hộ chăn nuôi chưa có kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh nấm da thỏ, do vậy thỏ bị nhiễm bệnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái khá cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các hộ chăn nuôi. Để hạn chế bệnh nấm da thỏ các hộ chăn nuôi cần lưu ý một số vấn đề sau:

    1. Đặc điểm của bệnh:

      - Bệnh nấm da thỏ hay còn gọi bệnh nấm tai thỏ là bệnh rất nguy hiểm, lây lan nhanh, khó chữa trị. Bệnh do nấm gây hại làm rụng lông, biến dạng ngoài da…, thỏ gầy, chậm lớn sau đó suy nhược cơ thể và chết, bệnh có thể lây lan sang người rất nguy hiểm.              

     - Bệnh nấm da thỏ thường phát triển và lây lan mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ và ẩm độ môi trường tăng cao, ở nơi thiếu ánh sáng. Bệnh có thể gây hại trên tất cả các giai đoạn phát triển của thỏ, nhưng chủ yếu là trên thỏ con theo mẹ và thỏ sau cai sữa.

    2. Nguyên nhân:

    - Do tiếp xúc với thỏ bệnh, thức ăn, nước uống, chất thải của thỏ bệnh.

    - Do đàn thỏ nuôi nhốt ở nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng đồng thời thức ăn thô, tinh hoặc đồ lót ổ để bị mốc.

    3. Triệu chứng:

    - Lúc đầu thường là những chấm nhỏ tròn mầu trắng ở tai, mí mắt sau đó các vết bệnh lan rộng thành các vùng màu trắng tròn như cúc áo, đồng xu rồi lan nhanh đến các vùng da khác như đầu, 4 chân, bụng...

    Sau đó thỏ có biểu hiện rụng lông, da sần sùi thành từng bãi tròn nhỏ, rồi lan rộng dần trên mặt ngoài vành tai, sống mũi, mí mắt, trán... Nếu bệnh kéo dài thì thỏ cũng gầy yếu dẫn đến chết.

    Trang trại chăn nuôi thỏ của HTX Thanh niên Lâm Thượng - xã Lâm Thượng - huyện Lục Yên (ảnh: HTX Thanh niên Lâm Thượng)

    4. Biện pháp phòng, trị bệnh:

    Phòng bệnh:

    - Chọn mua con giống tại nơi không bị bệnh nấm, chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát đủ ánh sáng, thức ăn, nước uống phải được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi cho ăn, không dùng thức ăn bị nấm, mốc.

    - Ở cơ sở nuôi thỏ đã có bệnh nấm thì định kỳ 2 tuần phải kiểm tra từng con ở các điểm hay mắc bệnh nấm. Nếu thấy con nào bị nấm thì phải cách ly điều trị kịp thời và dùng lửa hoặc nước sôi, các loại thuốc sát trùng như; Foocmon, vôi bột sát trùng toàn bộ lồng, chuồng và các dụng cụ chăn nuôi khác nhằm chống lây lan. Sử dụng hỗn hợp thuốc tím 9 gr/m3 và foocmon 18ml/m3 để xông và ủ kín không gian chuồng.

    Trị bệnh: Bệnh rất khó chữa, tuy nhiên có thể dùng thuốc chữa nấm da của người bôi ướt hết vào vùng da bệnh liên tục 4 - 5 ngày (1lần/ngày) như: Nizoral, Griseofulvin; dạng mỡ bôi 5%, Ketoconazole, Fluconazole, Terbinafine….

    Ks. Ngô Đăng Sỹ - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái