• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    Sâu xanh ăn lá hại cây bồ đề
    04/07/2022 10:38:00 SA
    Lượt xem: 5699

    Sâu xanh ăn lá trên cây bồ đề là loài sâu có tính chọn lọc thức ăn cao, chỉ ăn lá bồ đề, không ăn các loại lá cây khác. Sâu non sau khi nở ăn toàn bộ phần lá, gây hại cả lá non, lá bánh tẻ và lá già của cây bồ đề đến khi trụi toàn bộ lá trên cây. Cây bồ đề bị hại nặng không còn lá sẽ chậm phát triển, còi cọc, khẳng khiu, một thời gian sau mới hồi phục và ra lá mới. Nếu cây bị nhiều lứa sâu xanh ăn lá gây hại nặng liên tục có thể không còn khả năng phục hồi và bị chết. Hàng năm, sâu xanh ăn lá đều phát sinh gây hại trên diện tích trồng bồ đề tại tỉnh Yên Bái. Để phòng trừ có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh rừng trồng bồ đề bà con cần lưu ý 1 số đặc điểm sinh học, tác hại và biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu xanh ăn lá bồ đề như sau :

    1. Đặc điểm hình thái

    Sâu xanh ăn lá bồ đề có vòng đời khoảng 35 – 45 ngày. Trưởng thành màu xám, có râu đầu hình lông chim, hoạt động về đêm, ưa ánh sáng đèn; sau khi vũ hoá, chúng giao phối và đẻ trứng ngay, mỗi con cái đẻ khoảng 100 – 120 trứng, đẻ thành ổ từ 40 – 70 quả tập trung trên thân cây và mặt sau lá bồ đề. Sâu non màu xanh có 4 tuổi, tuổi 1 sống quần tụ, từ tuổi 2 trở đi sống tản mạn, phân bố đều trên tán lá và gây hại mạnh ở tuổi 3 và 4. Nhộng màu nâu đen, được làm trong đất, phân bố đều trong hình chiếu tán lá ở độ sâu 1 – 7cm.

    http://bvtvphutho.vn/Uploads/kythuat/Anh/S%C3%A2u%20xanh%20b%E1%BB%93%20%C4%91%E1%BB%81/Sauxanhbode.jpg

    2. Quy luật phát sinh gây hại

    Hàng năm, có khoảng 6 – 7 lứa sâu gối nhau gây hại trên các rừng bồ đề từ tháng 4 đến tháng 10 trong đó gây hại mạnh nhất từ trung tuần tháng 6 trở đi. Cần đặc biệt quan tâm lứa sâu tháng 7 và tháng 9 hàng năm.

    3. Biện pháp phòng trừ

    - Biện pháp thủ công:

    + Phát quang nương đồi dưới tán rừng bị sâu gây hại, dọn sạch tàn dư cây trồng, cỏ dại.

    + Tỉa cây, cành hợp lý theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

    + Rung cây làm cho rơi một phần sâu xuống đất và bắt giết bằng phương pháp thủ công.

    + Dùng cuốc, xén, cào bới nhẹ lớp đất mặt xung quanh gốc và rộng dần ra dưới tán cây tìm bắt giết nhộng sâu.

    + Dùng tay bắt hoặc sử dụng cành trà đập để giết trưởng thành rất hiệu quả.

    + Sử dụng bẫy đèn: Dùng các loại đèn ắc quy, đèn măng xông đốt bằng bình ga du lịch..., đặt trên chậu nước bẫy trưởng thành trong và xung quanh rìa rừng.

    - Biện pháp sinh học: Bảo vệ những loài thiên địch có ích như: kiến, ong, chim, các loại bò sát..., không lạm dụng trong việc sử dụng thuốc hóa học.

    - Biện pháp hóa học: Khi mật đ sâu xanh hại cao, các biện pháp phòng trừ khác đã áp dụng nhưng hiệu quả đạt được không cao, có thể sử dụng một số loại thuốc hóa học để phòng trừ như: Catex 3.6EC; Actamec 75EC; Soka 25 EC; Sieulitoc 250EC; Dantox 5 EC; Biocin 16WP. 

    Phạm Thị Lan Anh - Chi cục Trồng trọt và BVTV Yên Bái