• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    Bắc Giang: Ứng dụng cơ giới hóa khép kín gắn với công nghệ số trong sản xuất lúa cho nhiều hiệu quả
    01/07/2022 3:43:00 CH
    Lượt xem: 5455

    Vụ chiêm xuân năm nay, Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp Tân Yên, tỉnh Bắc Giang phối hợp với Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp và UBND xã Ngọc Thiện triển khai mô hình ứng dụng cơ giới hóa khép kín gắn với công nghệ số trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân, với quy mô 1 ha, hiện hộ dân đang thu hoạch lúa, năng suất đạt cao.

    Theo đánh giá của Trung tâm dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp, mặc dù, thời tiết vụ Chiêm Xuân năm 2022 diễn ra bất thường so với những năm trước, nhiệt độ trung bình thấp hơn cùng kỳ, lượng mưa thấp, tổng thời gian nắng ít hơn cùng kỳ các năm nên ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của mầm và rễ của hạt thóc và dẫn đến mầm hạt bị teo, chết. Trung tâm dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp đã chỉ đạo hộ tham gia mô hình gieo sạ lần 2. Qua theo dõi, phương pháp gieo sạ có mật độ trung bình 110,5 khóm/m2, số dảnh hữu hiệu 2,85 dảnh/khóm, tương ứng với 315 dảnh hữu hiệu/m2. Với phương pháp ném mạ khay mật độ trung bình đạt 37 khóm/m2, số dảnh hữu hiệu 6,6 dảnh/khóm, tương ứng với 244,2 dảnh hữu hiệu/m2 và tương tự phương pháp cấy tay chỉ đạt 233 dảnh hữu hiệu/m2.

    Phương pháp gieo sạ bằng thiết bị bay có số bông hữu hiệu nhiều hơn so với phương pháp cấy mạ khay và cấy tay. Tuy nhiên, số hạt chắc trên bông ít hơn, gần 132 hạt, trong đó tỷ lệ hạt lép trung bình chiếm 20% số hạt trên bông, các hạt lép nằm dải đều ở các vị trí trên bông. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của thời vụ và do thời gian trỗ bông chịu ảnh hưởng của thời tiết mưa kéo dài 4 ngày dẫn đến quá trình thụ phấn tạo hạt chắc trên bông thấp. Tuy nhiên, phương pháp gieo sạ có đặc điểm nổi bật là khi sạ độ hạt giống rải dày do vậy số dảnh hữu hiệu cao nên năng suất thu hoạch không bị ảnh hưởng. Tại mô hình đánh giá năng suất thực thu trung bình đạt gần 66 tạ/ha, phương pháp gieo cấy truyền thống chỉ đạt 61-62 tạ/ha. Về hiệu quả kinh tế, sản xuất lúa khép kín cho lợi nhuận gần 18 triệu đồng/ha, phương pháp khác chỉ đạt 10 triệu đồng/ha.

    Thiết bị bay không người lái chỉ cần 8-12 phút để hoàn thành công việc phun với diện tích 01 ha. Đồng thời, kiểm soát được chính xác lượng thuốc bảo vệ thực vật, nhờ đó đảm bảo được chất lượng nông sản và hạn chế tồn dư thuốc trên nông sản.

    Theo đánh giá của Trung tâm dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp, gieo sạ lúa giảm chi phí sản xuất, hiệu suất làm việc của một máy bay không người lái tương đương với 28 nhân công phun thuốc, tiết kiệm được trên 61% chi phí thuê nhân công và 20% lượng thuốc bảo vệ thực vật. Sản xuất lúa sử dụng thiết bị bay cho năng suất cao hơn phương pháp truyền thống khoảng 5-10%, lợi nhuận thu được cao hơn 68%.

    Các đại biểu tham quan thực tế mô hình tại thôn Trung, xã Ngọc Thiện

     

    Được biết, mô hình sử dụng thiết bị bay không người lái đem lại nhiều lợi ích kép về kinh tế, sức khỏe và môi trường như: Tiết kiệm 90% lượng nước, 20-30% lượng thuốc, tiết kiệm nhân công lao động, thời gian phun từ 10-12 phút/ha. Có khả khả năng dập dịch nhanh, tiết kiệm thời gian quản lý dịch hại cho người dân, không làm nát thân và lá cây lúa. Đồng thời, giảm thiểu nguy cơ ngộ độc do không phải tiếp xúc với thuốc BVTV; giảm thiểu ảnh hưởng đến vi sinh vật đất, do đó giữ được kết cấu đất, giảm hiện tượng chai va phong hóa đất, giảm ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước.

    Từ thành công của mô hình, trong vụ Mùa tới, Trung tâm tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình ứng dụng cơ giới hóa khép kín gắn với công nghệ số trong sản xuất lúa vụ Mùa với quy mô 7,7 ha tại xã Ngọc Thiện, Ngọc Lý và hỗ trợ người dân trong các khâu sản xuất như sạ giống và phun thuốc bảo vệ thực vật…

      

    Khuyến nông Quốc gia