• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài

    Xin hỏi về bệnh lở mồm long móng (LMLM) ở lợn nuôi?

    Câu hỏi:

  •         Gia đình tôi hiện có nuôi gần 100 con lợn thịt, tôi nghe ti vi nói trên địa bàn tỉnh đang xuất hiện bệnh lở mồm long móng (LMLM) ở lợn. Vậy, triệu chứng và cách phòng trừ bệnh LMLM như thế nào?

  • Câu trả lời:
       

    Hiện nay, do tình hình thời tiết đang diễn biến phức tạp, tính đến ngày 16/1, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 387 con lợn bị bệnh LMLM ở 14 xã, phường của thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên và huyện Văn Yên. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh, tỷ lệ chết cao, bệnh thường gặp ở lợn và trâu, bò.

    * Triệu chứng:

    Khi bị bệnh gia súc sốt cao trên 400C, mệt mỏi, lông dựng, mũi khô, da nóng, phần tiếp giáp móng chân nóng và sưng, vật đứng lên, nằm xuống khó khăn, kém ăn; miệng chảy nhiều nước dãi có bọt như bọt bia; bị viêm dạng mụn nước ở lợi, vành mũi, vành móng, kẽ móng chân, đầu vú. Khi mụn nước vỡ ra sẽ gây lở loét ở lợi,mồm, móng chân; bệnh nặng có thể làm long móng, nhất là ở lợn, trâu, bò, đôi khi có dòi. Con vật đi lại khó khăn, thường đi khập khiễng, run rẩy.

    * Phòng và trị bệnh:

    - Khi chưa có dịch: Tổ chức tiêm phòng vaccin LMLM cho đàn gia súc theo định kỳ 2 lần/năm. Thực hiện vệ sinh chuồng trại hàng ngày và phun thuốc sát trùng định kỳ (2 tuần/lần). Nuôi dưỡng chăm sóc tốt đàn gia súc để nâng cao sức đề kháng, đảm bảo khẩu phần ăn và nước sạch theo nhu cầu. Thực hiện nghiêm ngặt về kiểm dịch khi mua bán gia súc

    - Khi có dịch xảy ra: Vận động mọi người chăn nuôi gia súc cam kết thực hiện “5 không”: không dấu dịch; không mua gia súc, sản phẩm gia súc mắc bệnh; không bán chạy gia súc mắc bệnh; không thả rông gia súc, không vận chuyển gia súc bị bệnh ra khỏi vùng dịch; không vứt xác gia súc bừa bãi ra môi trường. Khi phát hiện gia súc mắc bệnh phải cách ly và tiến hành điều trị hoặc tiêu hủy.

    - Điều trị bệnh: Hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu. Người chăn nuôi có thể dùng nước lá bàng, chè, lá đào rửa các vết loét sau đó rưả lại bằng nước các loại quả chua như khế, chanh bóp mềm rồi sử dụng các dung dịch thuốc sát trùng bôi vào các vết lở loét như: xanhmetylen 5%o, Iodin 1%o, các dịch lá chát (lá ổi, lá sim) bôi vào các ổ lở loét ở miệng, chân móng để nhanh khỏi bệnh về lâm sàng. Nếu vật bị nặng có thể dùng thuốc kháng sinh như Tetracilin, Peniclin, Steptomycin … để tiêm chống bệnh kế phát. Ngoài ra cần tiêm thêm các loại thuốc bổ trợ sức trợ lực như Bcomlex, VitaminC…

     


     Các câu hỏi khác
  •        Bệnh xuất huyết trên cá rô phi
  •        Pha trộn các loại thuốc Bảo vệ thực vật
  •        Ngô bị bệnh xoắn lá, cây ngô thấp lùn, không phát triển?
  •        Gà bị chết bất thường
  •        Xin hỏi về bệnh nấm đen trên lá cây keo lai
  • ĐẶT CÂU HỎI