• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    Một số lưu ý bón phân cho ngô
    13/10/2022 8:02:00 SA
    Lượt xem: 848

    Để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích, người trồng ngô cần đảm bảo cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ, giữa đa lượng và trung lượng. Việc cân đối dinh dưỡng cũng cần tính đến dự trữ dinh dưỡng của đất, nhu cầu của cây và các ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, lượng phân bón cho ngô.

    Cây ngô là cây hàng năm, trồng được trên nhiều loại đất,  nhưng thích hợp trên chân đất có nhiều chất hữu cơ, có PH từ 5,5 - 6,5 . Ngô sinh trưởng mạnh thường chỉ có một thân cao 1,5 - 2,5 m, đường kính 3 - 4 cm, lá hình mũi mác dài 35 - 40 cm hoa đơn tính cùng gốc, cây ngô có đặc điểm không đẻ nhánh, trừ trường hợp mất đỉnh sinh trưởng, bị bẻ cờ hay bị kích thích. Hạt ngô không nảy mầm dưới 6 0C, từ 6 - 10 0C nảy mầm chậm, dưới 10 0C cây sinh trưởng kém, thân lá úa vàng ngô chỉ sinh trưởng trưởng tốt với tổng nhiệt độ 1500 0C với giống ngắn ngày, với nhiệt độ TB 16 0C. Đối với giống ngô dài ngày tổng nhiệt độ 1800 0C, nhiệt độ Tb 18 0C.

    Ngô cần nước, nhất là giai đoạn trước và sau trỗ 15 - 20 ngày sau khi bắp ngậm sữa. Thiếu nước trong giai đoạn này sẽ làm giảm năng suất 50%.

    - Với các giống ngô mới, giống ngô lai cho năng suất cao cần lượng đạm nhiều và có phản ứng rõ với đạm qua từng thời kỳ. 25 ngày đầu cây ngô còn nhỏ nhu cầu về đạm rất ít chỉ chiếm 7,8%; 25 ngày tiếp theo nhu cầu đạm tăng lên rất nhanh chiếm 35%; 25 ngày sau ngô cần lượng đạm 28,4%, đây là thời kỳ cây ngô hoàn thiện bộ phận sinh sản, thụ phấn thụ tinh; giai đoạn tích lũy các chất để nuôi hạt cây ngô cần 20%, 25 ngày cuối cây ngô cần lượng đạm giảm xuống còn 6% so với toàn bộ nhu cầu của vòng đời. Như vậy trong vòng đời của cây ngô có 2 thời kỳ đầu và cuối của quá trình sinh trưởng nhu cầu về đạm thấp.

    - Đối với kali ngô hút nhiều nhất vào các thời kỳ; 25 ngày đầu ngô hút 9%, 25 ngày tiếp theo cây hút 43%, thoìư kỳ phun râu hút 30% thời kỳ tạo hạt và chín cây hút 18%.

    - Cây ngô cần lân thời kỳ 50 ngày đầu là 30%, thời kỳ này lân có tác dụng phân hóa các bộ phận, kích thích phát triển bộ rễ, quá trình phân hóa hoa đực hoa cái tạo tiềm năng năng suất. Thời kỳ 50 ngày tiếp theo, ( đặc bệt thời kỳ tạo hạt ) cây ngô hút lượng lân khoảng 65% để tích lũy các chất tạo hạt, thời kỳ chín yêu cầu lân giảm xuống 5%.

    * Để đạt năng suất 50 - 55 tạ/ha bà con cần dùng lượng phân như sau:

                            Phân chuồng: 300 - 350 kg/sào ( 8 - 10 tấn/ha )

                            Đạm urê: 10 - 12 kg/sào ( 270 - 320 kg/ha )

                            Supe lân: 12 - 15 kg/sào ( 320 - 350 kg/ha)

                            Kali clorua: 4 - 6 kg/sào ( 120 kg/ha)

                            Vôi bột 15 - 20 kg/sào

    * Cách bón:

    - Đối với ngô trồng trên đất bãi bón lót toàn bộ phân chuồng + lân + vôi.

    - Đối với ngô trồng vụ đông trên đất 2 vụ lúa bón lót toàn bộ phân chuồng + vôi, supe lân để lại ngâm nước giải pha loãng với nước theo tỷ lệ 2 phần phân + 100 phần nước tưới cho ngô đến trỗ cờ, để phòng bệnh chân chì huyết dụ, và để cho ngô sử dụng lân hiệu quả hơn.

    - Bón thúc lần 1: khi ngô 3 - 5 lá bón 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali, rạch rãnh sâu 5 cm cách gốc 5 - 6 cm, bỏ phân vào lấp kín.

    - Bón thúc lần 2: Khi ngô 7 - 9 lá bón 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali, rạch rãnh sâu 5 - 10 cm, cách gốc 8 - 10 cm bỏ phân và vun cao gốc.

    - Bốn thúc lần 3: trước trỗ cờ 10 - 15 ngày bón nốt số phân còn lại, rạch rãnh sâu 10 cm,cách gốc 12 - 14 cm sau bỏ phân và lấp đất kín.

    Lưu ý: Phân kali phải bón thúc sớm vì khi cây ngô phun râu nhu cầu kali giảm. Do vậy bà con cần bón phân đúng thời điểm để cây ngô có thể sử dụng dinh dưỡng một cách tốt nhất. 

    Nguyễn Văn Đoàn - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái