• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    Biện pháp phòng và trị bệnh lở mồm long móng
    07/05/2019 3:55:00 CH
    Lượt xem: 3107

    Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây ra ở các loài động vật móng chẵn như trâu, bò, lợn, dê…có tính lây lan nhanh, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường.

    1. Nguyên nhân gây bệnhText Box: Làm tốt công tác tiêu độc khử trùng để hạn chế thiệt hại cho dịch bệnh gây ra Bệnh LMLM lây lan qua đường tiếp xúc giữa động vật khoẻ với động vật mang mầm bệnh hoặc các sản phẩm động vật, thức ăn, nước uống, không khí, chất thải, dụng cụ, phương tiện vận chuyển, có mang mầm bệnh. Bệnh lây lan từ vùng này sang vùng khác, tỉnh này sang tỉnh khác, nước này sang nước khác theo đường vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ở dạng tươi sống (kể cả thịt ướp đông, da, xương, sừng, móng, sữa, lông,... ). Động vật mắc bệnh LMLM là các loài động vật có móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, cừu, hươu, nai,... 

    2. Triệu chứng:

    Thời gian ủ bệnh từ 2 - 7 ngày. Bò bệnh có triệu chứng:

    - Sốt cao 41 - 420C trong 2 - 3 ngày, chảy nước mắt nước mũi khi sốt.

    - Nước rãi trắng như bọt xà phòng, chảy liên tục thành sợi từ miệng xuống đất.

    - Niêm mạc mũi, miệng, lợi răng, trên mặt lưỡi mọc các đám mụn đỏ, sau mọng nước, trắng ra và vỡ loét, để lại các vết sẹo nhiều màu: đỏ, vàng, xám… làm cho gia súc bị bệnh đau đớn, khó ăn uống.

    - Quanh các móng chân gia súc cũng mọc mụn loét giống ở miệng, vỡ loét ra, có thể bị nhiễm trùng và bong móng chân làm cho súc vật đi lại rất khó khăn và chỉ nằm một chỗ.

    - Một số trường hợp bệnh có biến chứng viêm ruột, ỉa chảy, phân có máu và chết nhanh.

    - Gia súc non có thể có biến chứng viêm cơ tim cũng chết rất nhanh.

    - Gia súc cái bị bệnh thường có mụn loét ở núm vú, bầu vú giống như ở miệng.

    - Gia súc cái mang thai khi bị bệnh thường sẩy thai.

    - Gia súc trưởng thành bị bệnh chết với tỷ lệ 3 - 5%. Gia súc non bị bệnh chết với tỷ lệ cao hơn.

    3. Điều trị:

    Bệnh LMLM hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, người chăn nuôi vẫn dùng các dung dịch thuốc sát trùng như Xanh Methylen 5‰, Lodin 1‰, các dịch lá chát (lá ổi, lá sim) bôi vào các ổ lở loét ở miệng và chân móng, sau 10 - 12 ngày, trâu bò có thể khỏi bệnh về lâm sàng. Nhưng trâu bò này vẫn có thể mang và thải virut sau một thời gian, làm lây nhiễm bệnh sang đàn gia súc khỏe.

    4. Phòng bệnh:

    * Khi chưa có dịch:

    Tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh LMLM cho đàn trâu bò ở các ổ dịch cũ và vùng có nguy cơ phát dịch theo định kỳ 12 tháng/lần. Mỗi lần trâu bò phải tiêm 2 mũi, mũi đầu cách mũi thứ 2 từ 4 - 6 tuần tuổi.

    - Cách sử dụng vắc xin:

    + Nếu trâu bò có miễn dịch từ mẹ truyền cho thì tiêm mũi đầu vào 3 - 4 tháng tuổi; tiêm nhắc lại lần 1 vào 4 - 6 tuần sau khi tiêm mũi đầu; tiêm nhắc lại lần 2 vào 4 - 6 tháng sau khi tiêm nhắc lại lần 1.

    + Nếu trâu bò không có miễn dịch từ mẹ truyền cho thì tiêm mũi đầu vào 2 - 3 tháng tuổi; tiêm nhắc lại lần 1 vào 4 - 6 tuần sau khi tiêm mũi đầu; tiêm nhắc lại lần 2 vào 4 - 6 tháng sau khi tiêm nhắc lại lần 1.

    + Liều tiêm: 2 ml/trâu, bò. Miễn dịch kéo dài 12 tháng.

    - Thực hiện vệ sinh chuồng trại hàng ngày và phun thuốc sát trùng theo định kỳ 2 tuần/lần.

    - Nuôi dưỡng chăm sóc tốt đàn trâu bò để nâng cao sức đề kháng với bệnh, đảm bảo khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ nguồn nước sạch cho trâu bò.

    - Thực hiện kiểm dịch nghiêm ngặt khi phải xuất nhập trâu bò.

    * Khi có dịch:

    Súc vật ốm và chết trong ổ dịch phải tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn sâu giữa 2 lớp vôi bột theo hướng dẫn của thú y; đồng thời kê khai đúng thiệt hại của chủ gia súc để nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước.

    - Thực hiện vệ sinh, tiêu độc triệt để chuồng trại và khu vực có súc vật ốm chết: quét dọn, thu gom rác thải xử lý như đối với súc vật chết; phun thuốc sát trùng mạnh (Lodin 1%, Clorin 3%) 2 - 3 lần/tuần; phun liên tục 3 - 4 tuần.

    - Không vận chuyển, giết mổ, phân phối thịt súc vật trong khu vực có dịch theo đúng Pháp lệnh Thú y 2004.

    - Tổ chức tiêm vắc xin bổ sung phòng bệnh LMLM ở xung quanh khu vực có dịch và vùng bị dịch uy hiếp; không tiêm vắc xin vào thẳng ổ dịch.

    - Chuồng trại đã có súc vật chết dịch phải để trống trong 1 - 2 tháng và nuôi lại trâu bò khi có lệnh công bố hết dịch.

    KS. Ngô Đăng Sỹ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái