• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    Bệnh thối thân, thối củ gây hại cây sắn
    19/05/2023 8:10:00 SA
    Lượt xem: 362

     Sắn được trồng phổ biến trên địa bàn tỉnh, chủ yếu ở các huyện Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình, Văn Chấn. Tuy nhiên, gần đây cây sắn đã xuất hiện bệnh thối thân, thối củ trên các giống KM 94, BK 900, SA 21-12.... Bệnh phát sinh, phát triển và gây hại đã gây thiệt hại đến năng suất, sản lượng, chất lượng và thu nhập của người sản xuất. Do đó, bà con cần chú ý và áp dụng các biện pháp phòng bệnh như sau :

    I. Nguyên nhân :

    - Bệnh thối gốc trên hom và gốc chồi non mới trồng do nấm Sclerotium rolfsii :

    - Bệnh thối củ do nấm Fusarium solani và Cunninghamella elegans.

    - Thời tiết thay đổi thất thường, mưa nhiều ngập úng cũng tăng khả năng phát triển của mầm bệnh.

    II. Triệu chứng

    Gốc, thân có phủ một lớp sợi nấm màu trắng, mịn và dày, đâm tia lan rộng cả trên mặt đất quanh gốc cây bệnh, lá của cây chuyển màu vàng và héo rũ làm cây chết.

    Mưa nhiều dẫn đến ngập, úng hom và gốc chồi non bị thối, lớp vỏ chồi bị nhũn, phần cổ rễ bị héo tóp, bộ rễ tơ bị thối ủng, trên mặt vết bệnh.

    Ảnh : Sưu tầm

    II. Biện pháp phòng ngừa :

    1. Canh tác :

    Vệ sinh nương, đồi sau mỗi vụ thu hoạch, thu dọn sạch tàn dư đem tiêu hủy

    Vun xới đất và bón vôi bột, phân chuồng hoai mục có ủ chế phẩm chứa thành phần nấm đối kháng Trichoderma sp  trước khi trồng, luân canh với cây trồng khác

    - Xử lý hom giống trước khi gieo trồng: Ngâm hom giống cùng các hoạt chất Difenoconazole + Propiconazole (Tilt Super® 300EC, Tittus super 300EC, Supertim 300EC…) trong thời gian từ 3 - 5 phút trước khi xuống hom để tiêu diệt nguồn nấm bệnh trong hom giống.

    2. Biện pháp hoá học:

    Có thể sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa những hoạt chất để phòng chống dịch hại như sau:

    - Hoạt chất Propineb (Antracol 70WP, Tadashi 700WP, Activo super 648WP…)

    - Hoạt chất Tebuconazole (Folicur 250EW, Gold-dog 525SC, Nativo 750WG…);

    - hoạt chất Fosetyl-aluminium (Aliette 80WP, Alonil 80WG, Alpine 80WG, Vialphos 80SP…);

    - Hoạt chất Hexaconazole (Chevin 5SC, Convil 100EC, Vivil 5SC, Anvil 5SC…).

        Lưu ý :

    + Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc bốn đúng.

    + Kiểm tra nương, đồi canh tác sắn thường xuyên đặc biệt vào tháng 6 -7 khi cây phát triển củ và tháng 9 – 10 – 11 trong giai đoạn tích lũy bột.

    + Khi phát hiện cây sắn có biểu hiện thối thân, thối hom (hom và gốc chồi non bị thối, lá non bị vàng và héo) cần nhổ bỏ đem tiêu huỷ, đồng thời bón vôi bột, phun phòng trừ bằng thuốc Bảo vệ thực vật để tiêu diệt nguồn bệnh không để lây lan trên diện rộng.

    + Ngoài ra cần quan tâm các đối tượng dịch hại khác như: Bệnh khảm lá virus, thán thư, nhện đỏ... kịp thời báo cáo để phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn phòng trừ hiệu quả.

                                                                                                            

    Hoàng Minh Nhật - PhòngThông tin đào tạo