• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    Biện pháp phòng trừ sâu róm thông
    17/03/2023 8:25:00 SA
    Lượt xem: 663

    Thông là loài cây lâm nghiệp được trồng nhiều nhất tại hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái. Loài cây này đã được trồng từ lâu, phù hợp với khí hậu nơi đây và có nhiều giá trị trong việc phòng hộ rừng đầu nguồn. Do diện tích trồng thông lớn nên hàng năm sâu róm thông vẫn phát sinh và gây hại ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng phát triển của rừng trồng. Để phòng trừ hiệu quả sâu róm thông bà con nông dân và các chủ rừng cần quan tâm đặc điểm gây hại và các biện pháp kỹ thuật sau:

    1. Đặc điểm hình thái: 

    (Trứng)

    - Trứng sâu róm thông có màu nâu đỏ và đẻ thành từng đám hoặc thành chuỗi trên lá cây 

    Sâu non

    - Sâu non có 2 màu đỏ nâu và đen, có lông ngứa.Sâu róm thông lột xác 5 lần tương ứng với 6 tuổi.

    Nhộng

    - Nhộng: Sâu trưởng thành dạng ngài, thân dài 2,5 – 3,5cm, cánh rộng 5 – 7cm. Con đực thường nhỏ hơn con cái, màu sắc xám hơi trắng. Trên cánh trước ở khu trung tâm có một túm lông màu trắng,

    ngoài mép có 8 chấm làm thành hình dấu ?

    Sâu trưởng thành (Ngài)

    - Sâu trưởng thành (Ngài):thân dài 2,5 – 3,5cm, cánh rộng 5 – 7cm. Con đực thường nhỏ hơn con cái, màu sắc xám hơi trắng. Trên cánh trước ở khu trung tâm có một túm lông màu trắng, ngoài mép có 8 chấm làm thành hình dấu ? Ngài có tính xu quang nên dễ bị thu hút bởi bẫy đèn hoặc bẫy pheromone.

    2. Đặc điểm phát sinh gây hại

    Sâu non sau nở khoảng 12 giờ thì sâu non bắt đầu ăn lá. Tuổi 1 sâu non có tính nhả tơ có thể phân tán và di chuyển đi nơi khác. Ở lứa tuổi này, sâu chỉ ăn lá thông non và không ăn hoàn toàn lá mà chỉ gặm mép làm cho lá có hình răng cưa. Từ tuổi 3 trở đi, sâu bắt đầu ăn cả lá chứ không gặm mép lá nữa. Thường có tập tính cắn bỏ một đoạn lá ở đầu sau đó mới ăn. Sâu non tuổi 5 ăn rất mạnh. Lượng lá ăn rất nhiều và ăn chỗ nào thì ăn cụt hết mới di chuyển sang chỗ khác. Rừng có sâu non tuổi 5 phá hại sẽ bắt gặp hiện tượng thông trơ trụi cành khô làm cho cây sinh trưởng phát triển kém, khả năng cho nhựa giảm, khi bị hại nặng đến mức cháy lá kèm theo khô hạn kéo dài cây có thể bị chết. Tuổi 6 sâu non hoạt động chậm chạp hơn, thường nằm im, lượng lá ăn cũng giảm đi so với tuổi 5.

    Tùy thuộc vào thời tiết mà sâu róm thông mỗi năm có từ 3 - 5 thế hệ. Chu kỳ phát dịch 2 - 3 năm/lần và có thể gây hại trên diện rộng. Tại miền Bắc sâu thường phát sinh gây hại mạnh nhất từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm.

    3. Biện pháp phòng trừ

    a. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh

    - Thiết kế trồng rừng theo lô, khoảnh giữa thông và các loài cây khác, hoặc trồng rừng hỗn giao để giảm sức gây hại và lây lan của sâu róm thông.

    - Chăm sóc vệ sinh rừng theo định kỳ 2 lần/năm. Nội dung châm sóc gồm:

    + Chặt bỏ những cây sâu bệnh, sinh trưởng kém…

    + Chặt tỉa cành khô, phát dây leo, bụi rậm thu gom đưa ra khỏi rừng.

    + Quá trình chăm sóc rừng giữ lại những cây tái sinh mục đích.

    b. Biện pháp cơ giới, vật lý

    - Trong điều kiện nhân lực cho phép có thể sử dụng phương pháp thủ công để thu gom, bắt giết tất cả các giai đoạn của sâu róm thông:

    + Thu các ổ trứng sâu róm trên cây thông, tập trung lại đem ngâm nước, đốt hoặc chôn kỹ.

    + Rung cây, dùng sào khua vào cành có sâu non đang sống tập trung để sâu rơi xuống đất sau đó quét dọn tập trung sâu non thành đống để giết, đốt hoặc chôn.

    - Sử dụng bẫy đèn: Sử dụng bẫy đèn chuyên dụng hoặc tự tạo để diệt ngài của sâu róm thông. Thời gian đặt bẫy đèn từ 7 giờ tối đến 4 giờ sáng tại các vùng ngài xuất hiện. (Lưu ý: Khi sử dụng bẫy đèn cần định kỳ 2 - 3 tiếng kiểm tra 1 lần để phát hiện sự cố và xử lý kịp thời).

    c. Biện pháp sinh học

    - Bảo vệ các loài thiên địch có ích:

    +Không phá các tổ ong, tổ kiến, chim… khi chăm sóc rừng.

    + Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, chỉ sử dụng khi sâu róm phát sinh gây hại nặng để tránh ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thiên địch có ích.

    + Trong trường hợp cho phép có thể bố trí thêm các tổ kiến, ong thiên địch của sâu róm thông trong rừng trồng.

    - Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học: Với sâu non đang ở tuổi 2, 3 có thể sử dụng chế phẩm Boverin, BT… để phun theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

    d. Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học

    - Khi mật độ sâu hại cao và các biện pháp phòng trừ khác kém hiệu quả có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu Decis repel 2,5SC; Sherpa 25EC;Trebon 10EC… để phun phòng trừ. Nên kết hợp thêm với dầu khoáng hoặc chất bám dính để tăng hiệu quả của thuốc.

    Lưu ý:

    - Nên diệt trừ ngay từ lúc sâu non tuổi 1 - 3.

    - Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.

    - Phun thuốc theo hướng dẫn sử dụng in trên bao bì vỏ thuốc.

    - Khi sử dụng thuốc trừ sâu phải đảm bảo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng và nồng độ.

    - Thường xuyên theo dõi diễn biến của dịch hại trên cây trồng để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Việc diệt trừ sâu róm thông nên tiến hành sớm trước khi sâu xuất hiện ăn hại nhiều để tránh phát sinh thành dịch khó kiểm soát. 

    Phạm Thị Hảo - Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Yên Bái