• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    Các bước cấp mã số vùng trồng nông sản xuất khẩu
    02/11/2022 10:18:00 SA
    Lượt xem: 6029

    Việc cấp mã số vùng trồng không những giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm mà còn gắn chặt sản xuất theo quy trình nhất định để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, giúp nông dân ý thức được vấn đề sản xuất liên quan chặt chẽ đến chất lượng và giá thành sản phẩm.

    Hiện nay, một số Quốc Gia yêu cầu trái cây của Việt Nam phải có mã số vùng trồng mới được phép xuất khẩu sang các nước như: Trung Quốc, Hoa kỳ, Úc, New Zealand,…Đối với các vùng trồng đã được cấp mã số, nước nhập khẩu có thể sang Việt Nam để kiểm tra đột xuất bất kỳ lúc nào về tình hình sản xuất, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm… tại các vùng trồng.

    Theo Điều 64, Luật trồng trọt số 31/2018/QH14: Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng.

    Đánh giá vùng trồng chè tại xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

     

    Tại cửa khẩu, Hải quan nước nhập khẩu sẽ kiểm tra nguồn gốc các lô hàng thông qua tem truy xuất nguồn gốc. Nếu lô hàng không nằm trong các vùng trồng đã được cấp mã số thì sẽ bị từ chối nhập khẩu.

    Để đảm bảo vùng nguyên liệu được cấp mã số đúng quy định, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Yên Bái hướng dẫn các tổ chức, cá nhân các bước cấp mã số vùng trồng nông sản xuất khẩu:

    Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp mã số vùng trồng gửi Tờ khai kỹ thuật về Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Yên Bái (mẫu tờ khai tại phụ lục A của TCCS 774:2020/BVTV và mẫu toạ độ, vị trí vùng trồng kèm theo).

    Bước 2: Sau khi nhận tờ khai, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Yên Bái sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa vùng trồng (nội dung kiểm tra chi tiết tại phụ lục B của TCCS 774:2020/BVTV và mẫu toạ độ, vị trí vùng trồng kèm theo). Nếu không đạt yêu cầu đề nghị khắc phục và sẽ tiến hành kiểm tra lại khi có đề nghị của chủ thể vùng trồng. Hồ sơ đạt yêu cầu, Chi cục gửi hồ sơ bó cáo về Cục Bảo vệ thực vật

    Bước 3: Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp mã số, Cục Bảo vệ thực vật thẩm định và cấp mã số cho vùng trồng đạt yêu cầu và gửi thông tin chi tiết mã số đã cấp cho nước nhập khẩu. Sau khi được nước nhập khẩu phê duyệt Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh và Chi cục sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp mã số về mã số đã được cấp.

    Như vậy mã số vùng trồng là điều kiện cần thiết và bắt buộc đối với một số thi trường xuất khẩu, và là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quản lý, truy xuất ngồn gốc sản phẩm, nâng cao giá trị trên đơn vị đất canh tác.

      

    Cao Thị Nga - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật