• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    Cách phòng ngừa mọt gạo thủ công, hiệu quả
    10/07/2023 9:09:00 SA
    Lượt xem: 3870

    Con mọt gạo là loài côn trùng khá phổ biến thường xuất hiện trong các thực phẩm tươi dinh dưỡng bao gồm: Lúa mì, gạo và ngô. Đặc biệt là gạo, gạo càng sạch, càng thơm (không dùng chất bảo quản, trừ sâu..) sẽ dễ thu hút con mọt gạo “ghé thăm”.

    Trứng của mọt gạo vốn đã bám vào hạt thóc, hạt gạo từ giai đoạn thu hoạch lúa. Sau một thời gian, với các điều kiện thích hợp, các trứng này mới nở thành con mọt đen trong gạo. Trung bình một con cái đẻ 380 trứng/lần, cao nhất là 400 - 600 trứng/lần. Mọt gạo từ trứng đến trưởng thành ở nhiệt độ 27,20C là 25,5 ngày; ở nhiệt 170C là 92 ngày. Tuổi thọ của mọt gạo khá cao, kéo dài khoảng 8 tháng. Mỗi con mọt gạo trưởng thành dài khoảng 2mm, mỏ có răng sắc dài, màu sắc cơ thể thoạt nhìn thì có màu nâu hoặc đen nhưng nhìn kỹ thì có màu ánh cam đỏ phần trên vỏ cánh.

    Từ bao đời nay, hạt gạo là nguồn lương thực chính của mỗi gia đình người Việt, mỗi gia đình thường có thói quen mua và cất trữ lượng gạo để ăn, thời gian ít nhất cũng từ 5 - 10 ngày trở lên, chưa kể đến lúc thiên tai, dịch bệnh diễn ra, đối với người nông dân thì số lượng thóc, gạo tích trữ này càng nhiều hơn…Tuy nhiên với loại thóc, gạo càng ngon, càng thơm thì việc bảo quản không đúng cách sẽ bị mọt gạo tấn công, cắn phá, ảnh hưởng đến chất lượng gạo, khi mang đi nấu sẽ không còn hương vị ban đầu và cũng không còn ngon dẻo nữa. Vì vậy, để bảo quản tránh mọt gạo hiệu quả nhất, khi  mua gạo về, người tiêu dùng cần lưu ý áp dụng các biện pháp thủ công như sau:

     + Để gạo vào trong hộp lớn khoảng 4 - 5 ngày trong tủ lạnh trước khi cho vào thùng đựng gạo. Nhiệt độ trong tủ lạnh là điều kiện lý tưởng giúp gạo rút bớt độ ẩm và ngăn chặn mối mọt có cơ hội sinh sôi, phát triển.

    + Rửa sạch sẽ thùng đựng gạo và phơi khô trước khi cho gạo cất trữ ở nhiệt độ bên ngoài

    + Bảo quản gạo ở những nơi có nhiệt độ và môi trường ổn định, không chịu nắng trực tiếp, nhiệt độ không quá cao; không để nơi ẩm thấp.

    + Bảo quản gạo trong bình thủy tinh lớn, có nắp kín để tránh mọt xâm nhập. Nếu đựng bằng túi cần có lớp nilon kín tuyệt đối.

    + Bảo quản trong hộp nhựa chuyên dụng: Điều này đảm bảo ngăn chặn bụi bẩn, côn trùng, vừa đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khỏe.

    + Kết hợp những nguyên liệu nhà bếp như tỏi, ớt, muối có độ axit xung quanh thùng gạo, giúp gạo tránh xa hiệu quả vi khuẩn, vi trùng nhỏ bám vào.

    + Mỗi lần lấy gạo, đóng kỹ nắp hoặc buộc chặt, tránh để tay ướt lấy gạo.

    + Đối với các cơ sở chế biến, nếu được đóng gói hút chân không trong các túi 2 - 3 kg, phù hợp với lượng ăn của cả nhà trong thời gian ngắn. Tránh được mọt tiềm ẩn gây mất chất dinh dưỡng thuần túy là điều tốt nhất cho người tiêu dùng để có được bữa cơm ngon và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng từ hạt gạo./.

    Phạm Thị Hằng - Trung tâm Khuyến nông Tỉnh Yên Bái