• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    Hướng dẫn chế biến măng tre Bát độ sau thu hoạch và liên kết theo chuỗi giá trị
    22/12/2021 10:40:00 SA
    Lượt xem: 5890

    I. GIỚI THIỆU CHUNG:

    Cây tre Bát Độ được đưa vào trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnhYên Bái từ những năm 2000, đến nay, cây tre Bát độ đã trở thành cây trồng hàng hóa, tập trung, năng suất cao, quy mô lớn và đặc biệt từ khi mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giữa người dân và doanh nghiệp được hình thành, hiệu quả liên kết đã giúp bà con trồng tre măng bát độ được tập huấn kỹ thuật, cung ứng trước vật tư, phân bón, cây giống, người dân đã thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, tích cực áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Việc triển khai thu mua đến từng thôn bản và sơ chế tại chỗ, cũng như đảm bảo thu mua theo giá thị trường đã giúp người dân từ nhiều năm nay có thu nhập cao, ổn định, bà con yên tâm tập trung chăm sóc, thâm canh và mở rộng diện tích trồng tre Bát Độ, măng bát độ đã trở thành cây làm giàu cho đồng bào dân tộc vùng cao Yên Bái.

    II. GIÁ TRỊ KINH TẾ:

    Cây tre Bát độ là cây trồng chuyên để kinh doanh lấy măng, tre Bát độ có năng suất cao (bình quân 20 tấn/ha/năm). Măng Bát độ ngoài việc dùng để ăn tươi còn dùng để chế biến như: Ngâm chua, sấy khô, hấp chín đóng hộp xuất khẩu sang các nước: Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc…..

     

     III. ĐIỀU KIỆN GÂY TRỒNG: 

    Theo nghiên cứu của Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, cây tre Bát độ thích hợp với đất có tầng dày cao và độ ẩm lớn, không yêu cầu cao đối với độ dinh dưỡng của đất. Vì vậy, với đặc điểm địa hình trung du, miền núi có lượng mưa nhiều của một số tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ, cây tre Bát độ sinh trưởng và phát triển tốt.

    Tre Bát độ là cây ưa sáng, dễ tính, thích hợp với khí hậu nóng ẩm, phân bố ở độ cao dưới 500 m so với mặt biển, ở vùng có nhiệt độ bình quân năm từ 18-26oC, tháng lạnh nhất 6-8o C, tháng nóng nhất 34-36oC, lượng mưa 1.500 mm trở lên.

    Tre Bát độ không đòi hỏi cao về đất trồng, đất đồng bằng, đồi dốc, núi thấp, đất trên nương dẫy còn tính chất đất rừng đều có thể trồng được. Tốt nhất nên chọn loại đất có tầng đất canh tác dầy > 50 cm, tơi xốp và ẩm mát, đất nhiều mùn, ẩm nhưng thoát nước. Không nên trồng tre Bát độ ở các loại đất ngập úng dài ngày, đất quá bí chặt, đất bị đá ong hoá, tầng đất mỏng và đất cát khô rời rạc.

    Nhìn chung, trồng tre Bát độ lấy măng yêu cầu độ ẩm của đất tương đối cao. Đất đủ ẩm, cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi, nhất là trong mùa ra măng, nếu thời tiết khô hạn, đất khô, măng tre sẽ bị nhỏ và ít măng năng suất thấp.

    Tre Bát độ là loài cây có thân ngầm mọc cụm theo kiểu hợp trục, có khả năng tái sinh vô tính rất mạnh. Trồng một lần có thể cho thu hoạch 40 - 50 năm sau.

    Bảng 1: Các điều kiện thích hợp cho việc trồng măng Bát Độ


     NHÂN TỐ, CHỈ TIÊU

    ĐIỀU KIỆN THÍCH HỢP

    ĐIỀU KIỆN MỞ RỘNG

    Khí hậu

    - Nhiệt độ bình quân năm

    - Lượng mưa

    - Sương muối

     

    230c - 250c

    1500 - 2000mm

    Không có

     

    220c - 230c; 250c - 270c

    1100-1500mm

    Ít sương muối

    Địa hình: Độ dốc

    dưới 150 - 200

    < 250

    Đất đai

    - Độ dày tầng đất

    - Thành phần cơ giới

     

    ³ 50 cm

    Thịt trung bình - thịt nhẹ

    Thoát nước tốt

     

    30 - 50 cm

    Cát pha

    Thoát nước tốt

    Lưu ý: Không trồng tre Bát độ trên các loại đất phèn, đất nhiễm mặn, đá ong hoá, đất ngập úng lâu ngày. Khi nguời dân có kinh nghiệm trồng Bát độ thì có thể xem xét phát triển ra những nơi có điều kiện mở rộng.

    IV- KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MĂNG BÁT ĐỘ SAU THU HOẠCH

    1. Giá trị dinh dưỡng của măng tre Bát Độ:

    * Măng tre giàu chất dinh dưỡng: Măng tre có các chất dinh dưỡng chính là protein, carbohydrates, axit amin, khoáng chất, đường, chất béo, chất xơ, và các muối vô cơ.

    Chất đạm chứa từ 1,49 - 4,04g (trung bình 2,65g) mỗi 100g măng tre tươi. Chất đạm  trong măng tươi chứa 17 axit amin, trong đó có 8 axit amin là rất cần thiết cho cơ thể con người (Qiu 1992 , Ferreira và ctv-1995). Tyrosine chiếm 57% đến 67% tổng lượng axit amin (Kozukue và ctv-1999). 

    Măng tươi có các a xit amin và vitamin quí như thiamin, niacin, vitamin A, vitamin B6, và vitamin E (Visuphaka 1985 ; Xia 1989 ; Shi và Yang -1992).

    * Măng tre có vai trò của một thực phẩn chức năng: Măng tre chứa phytosterol và một số lượng lớn chất xơ có thể hội đủ điều kiện như "loại thuốc tự nhiên" có hoạt động làm giảm cholesterol (Brufau và những người khác 2008).

    * Măng tre có ít calo: Măng tre có chất xơ cao, nguồn chất xơ ăn được (6-8 g/100 g trọng lượng tươi), giúp làm giảm cholesterol máu. Măng tre giúp làm giàu chất xơ trong các món ăn giàu đạm và lipid.

    * Măng tre có ít chất béo: Chất béo rất thấp trong măng tre (2.46 g/100 g), do đó, rất tốt cho những người ăn kiêng.

    * Măng tre giàu chất khoáng vi lượng: Trong măng tre có các chất khoáng gồm: kali (K), canxi (Ca), mangan (Mn), kẽm (Zn), crôm (Cr), đồng (Cu), sắt (Fe), cộng với số lượng thấp hơn của phốt pho (P), và selen (Se) (Shi và Yang -1992 ; Nirmala và ctv- 2007 ). 

     

     

    * Măng tre có thể dùng làm món khai vị: với thành phần xenlulo cao, giòn và hương vị ngọt, măng tre có chức năng như một món khai vị, kích thích sự thèm ăn.

    Ghi chú! Trong măng tươi có chất độc cần phải đề phòng:

    - Trong măng tre tươi có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric (HCN). Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày có chất chua, glucozit bị thuỷ phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN). Chính acid này gây ra ngộ độc, nôn mửa, giống như khi bị ngộ độc sắn. Trong măng tươi càng có vị đắng cao càng nhiều chất độc.

    - Theo các chuyên gia, ăn măng không được chế biến kỹ có thể bị ù tai, nôn ói, nặng hơn là đau đầu, thở gấp, tăng nhịp tim, thậm chí dẫn đến tử vong.

    Trong măng tre có thể chứa hơn 1.000 mg chất này trên mỗi kg. Trên mỗi cây măng, ở phần đỉnh ngọn, hàm lượng chất độc cao nhất, thấp nhất là phần gốc. Măng càng đắng thì càng chứa nhiều cyanide và càng có khả năng gây ngộ độc cao.

    Một người lớn ăn phải 20mg acid xyanhydric có thể bị ngộ độc. Trẻ em, người già yếu nhạy cảm hơn. Nhưng cũng không nên vì thế mà sợ ăn măng.

    - Chất hydrogen cyanide có khả năng phân hủy nhanh trong nước sôi, vì thế, luộc măng trong nước sôi 98 độ trong 20 phút, có thể giảm gần 70% cyanide, nếu nhiệt độ cao hơn, thời gian lâu hơn sẽ giảm đến 96%. Cho nên từ xưa nhân dân ta dã có kinh nghiệm ngâm, rửa và luộc măng tươi bỏ nước trước khi xào, nấu.

    Chất độc mất đi khi măng tươi được nấu và hầm lâu, khi đó ăn vừa ngon vừa không còn chất độc.

    - Trong măng chua, măng khô đã giảm chất độc, nhưng khi chế biến thức ăn cần chú ý các thao tác giải độc như ngâm, rửa, nấu lâu...

     

    2. Kỹ thuật thu hoạch măng tre Bát Độ:

    * Thời vụ thu hoạch: Mùa thu hoạch măng từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm.

    * Đối tượng thu hoạch: Tùy theo nhu cầu thị trường có thể thu hoạch măng củ hoặc măng lóng.

    - Măng củ: Măng mọc lên khỏi mặt đất từ 5 - 30 cm.

    - Măng lóng: Măng mọc trên mặt đất cao 50cm - 100cm, không để ngọn măng quá cao trên 150 cm,  măng sẽ mỏng, phần già bỏ đi nhiều, khóm tre bị tiêu hao dinh dưỡng.

    Lưu ý: Việc thu hoạch măng củ hay măng lóng còn phụ thuộc nhiều vào các cơ sở thu mua nhưng tuyệt đối không thu hoạch củ măng quá non hoặc để măng quá cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng măng.

    3. Cường độ thu hoạch:

    Khai thác toàn bộ măng, vào giữa vụ chọn 1-2 măng to khỏe bố trí đều trong khóm để lại làm cây mẹ cho năm sau.

    4. Kỹ thuật thu hoạch:

     - Măng củ: Cách làm như sau.

    Dùng cuốc bới đất hở măng hoàn toàn, dùng dụng cụ cắt tại nơi phình to nhất của củ măng (phần tiếp giáp giữa củ và thân măng). Không làm dập mắt măng ở củ măng. Sau khi cắt măng lấp đất lại như ban đầu. Trường hợp gặp mưa sau khi cắt măng cần để lại 1 - 2 ngày mới lấp đất để không bị thối củ. (Nên hạn chế thu măng củ quá non vì như vậy sẽ làm mất năng suất của rừng Bát độ)

     - Măng lóng: Khi cây măng lộ 2 đốt thì tiến hành thu hoạch. Dùng dao sắc cắt sát mặt đất (tuyệt đối không đào lấy củ), sau khi cắt lấp đất hoặc lá che lên vết cắt để giữ ẩm cho củ vì phần củ còn lại sẽ sinh ra củ măng mới.

    5. Sơ chế, bảo quản măng sau khai thác:

    - Măng củ: Cách làm như sau.

    Khai thác ®  Thu hoạch ® Rửa sạch ® Luộc ® Vớt, để nguội ® Vận chuyển tới nơi chế biến)

    - Măng lóng: Cách làm như sau:

    Măng được bóc bỏ bẹ rồi cắt khoanh (phần non mỗi lóng măng dài 3 - 5 cm). Luộc kỹ sôi 30 - 40 phút, vớt ra để nguội và ráo nước, cho vào túi nilon buộc kín miệng sau đó vận chuyển đến cơ sở chế biến.

     

    (Khai thác ® Cắt khoanh ® Luộc ® Vớt,để nguội ® ủ lên men ® Phơi khô.)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

      

    Phạm Thị Hằng - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái