• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn nái, lợn thịt bản địa
    12/01/2022 10:41:00 SA
    Lượt xem: 7464

     I. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái bản địa

    1. Chuồng trại

    - Đối với chăn nuôi lợn nái tại các hộ gia đình, chọn chuồng nuôi lợn tại nơi cao ráo, sạch sẽ, tránh gió lùa. đào hố phân tại cuối hư­ớng gió phổ biến.

    - Mỗi nái cần: 5 m2 (chỗ ở,  sân chơi cho lợn con ).

    - Nền chuồng nên láng bằng xi măng, có sân chơi cho lợn con vận động

    - Bố trí máng ăn, máng uống ở cửa chuồng để tiện chăm sóc.

    2. Chọn lợn gây nái

    - Sử dụng giống lợn móng cái, lợn lang hồng hoặc lợn địa phương.

    - Có ngoại hình cân đối, dáng nhanh nhẹn, da lông bóng mư­ợt, 4 chân phải thẳng, đi đứng bình th­ường, chọn những con đi móng (không đi bàn).

    - Có số vú chẵn 12 - 14 vú, núm vú lộ rõ, cách đều nhau, thẳng hàng, âm hộ bình thư­ờng, ít nếp nhăn.

    - Tính tình hiền lành, phàm ăn.

    3. Phối giống

    - Lợn 7 - 8 tháng tuổi đạt khối l­ượng 45 - 60 kg, động dục có thể cho phối giống nhưng nên phối giống ở lần động dục thứ 2.

    - Lợn nái động dục thư­ờng đứng nằm không yên, ít ăn hoặc bỏ ăn, âm hộ sưng mọng, đỏ hồng. thời gian động dục kéo dài từ 3 - 5 ngày.

    - Thời gian phối giống thích hợp nhất là lúc âm hộ giảm sư­ng có nhiều nếp nhăn màu mận chín, dịch nhờn keo dính.

    - Ấn tay lên lư­ng thấy lư­ng lợn võng xuống, lợn đứng yên, 2 chân sau hơi choãi ra, đuôi cong lên ở tư  thế chờ phối.

    - Nái nội thư­ờng cho phối vào cuối ngày thứ 2, đầu ngày thứ 3 (tính từ lúc bắt đầu đông dục).

    - Có thể cho phối trục tiếp bằng lợn đực giống, hoặc phối bằng ph­ơng pháp thụ tinh nhân tạo cho lợn.

    4. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái

    Các nguồn thức ăn sử dụng để nuôi lợn nái:

    - Thức ăn tinh: cám gạo, bột ngô, bột sắn, bỗng rượu, khoai lang, tấm gạo...

    - Thức ăn cung cấp đạm: khô dầu, đậu tương,  bột cá, xác mắm.

    - Hiện nay có thức ăn chế biên sẵn hoặc thức ăn đậm đặc cho từng giai đoạn lợn bán tại các đại lý thức ăn chăn nuôi

    a. Chăm sóc, nuôi d­ưỡng nái thời kỳ hậu bị

    - Chuồng trại: diện tích ở tối thiểu1m2/con và diện tích sân chơi cho nái hậu bị vận động 0,8 - 1  m2/con.

    - Giai đoạn này cần cho tăng cám gạo, giảm cám ngô để giúp lợn phát triển về chiều cao và chiều dài, thức ăn thô xanh chiếm tỷ lệ cao hơn thức ăn tinh.

    - Mức ăn/ con/ngày tăng dần theo khối lượng cơ thể và từ 0,4 - 1,8 kg thức ăn tinh  cộng với 1 - 2 kg rau xanh ( bèo, rau lang...).

    - Lư­ợng thức ăn tinh có thể phối hợp như bên (cho 100 kg thức ăn):

    Stt

    Nguyên liệu

    Khối lượng (Kg)

    1

    Bột ngô

    30

    2

    Cám gạo

    30

    3

    Bột sắn

    25

    4

    Cám đậm đặc

    15

    Tổng cộng

    100

     - Cho lợn ăn từ 2 - 3 bữa một ngày; cho lợn uống đủ nước.

    - Thường xuyên cho nái vận động, tắm chải sạch sẽ, phát hiện động dục kịp thời.

    - Nếu dùng bỗng rượu 1kg/ ngày thì lượng thức ăn tinh giảm đi một nửa

    b. Chăm sóc, nuôi dưỡng nái chửa

    - Lợn nái sau khi phối giống 18 - 22 ngày mà không động dục trở lại là đã có chửa.

    - Thời gian chửa trung bình của lợn nái là 114 ngày ( 3 tháng, 3 tuần, 3 ngày ), chia làm 2 thời kỳ:

    Chăm sóc nuôi dưỡng nái chửa kỳ I:  Từ  sau khi phối giống có chửa đến ngày thứ 84 ; tuỳ theo khối lượng, mỗi ngày cho ăn từ 1,3 - 1,4 kg thức ăn hỗn hợp  và  2 - 3 kg rau xanh hoặc cỏ non.

    Chăm sóc nuôi dưỡng nái chửa kỳ II: thời gian từ 85 ngày đến ngày thứ 114.

    Cần cho ăn 1,6 - 1,7 kg thức ăn hỗn hợp /con /ngày và 2 - 3kg rau xanh, cho ăn ngày 2 lần theo đúng giờ qui định.

    - Bổ sung thêm khoáng bằng bột vỏ ốc, mai cua...

    - Cho uống nước sạch, mát, đầy đủ.

    - Cho lợn vận động mỗi ngày từ 1 - 2 giờ (không được c­ỡng bức để tránh lợn bị sảy thai), sau vận động cho nghỉ 30 phút rồi mới cho ăn.

    - Có thể phối hợp thức ăn cho nái chửa theo công thức sau:

    TT

    Nguyên liệu

    Khối lư­ợng (kg)

    1

    Bột ngô

    40

    2

    Cám gạo, tấm

    35

    3

    Bột sắn

    10

    4

    Cám đậm đặc

    15  

    Tổng

    100

     

    - Mùa hè nên tắm cho lợn nái từ 1 - 2 lần / ngày, không nên tắm trải ở 5 ngày cuối trước đẻ.

    - Trong thời gian nái chửa không nên chuyển chuồng nhiều.

    - Chuồng trại: phải thoáng mát, đủ ánh sáng, nền chuồng thoát nư­ớc, luôn khô sạch. về mùa đông chuồng phải đảm bảo ấm áp, tránh gió lùa.

    c. Chăm sóc, nuôi dưỡng nái trước và sau đẻ

    - 7 ngày trư­ớc đẻ: cần tắm chải, vệ sinh sạch sẽ bằng thuốc diệt rận, ve...

    - 3 ngày trrước đẻ: giảm lượng thức ăn xuống còn 1,1 - 1,2 kg / ngày.

    - Biểu hiện của  lợn sắp đẻ: âm hộ sưng, mông mềm (sụn mông), cắn ổ, cào nền chuồng...

    - Khi lợn sắp đẻ phải trực đỡ đẻ: dùng khăn, vải mềm lau mũi, mồm, rồi đến mình và 4 chân lợn con. cắt rốn để lại phần cuối dài 2,5 – 3,0 cm, sát trùng bằng cồn iốt hoặc thuốc đỏ. cắt nanh cho lợn con rồi chuyển chúng vào thúng đựng ( trong có lót lá chuối khô ).

    - Sau khi sinh nửa giờ cho lợn con bú sữa mẹ ngay.

    Chú ý: - Cho con nhỏ bú vú trư­ớc, con lớn bú vú sau.

                 - Không để lợn mẹ ăn nhau thai.

                - Lợn mẹ đẻ khó phải gọi cán bộ thú y đến can thiệp kịp thời.

                  - Cho lợn mẹ uống nnước ấm pha muối hoặc cháo loãng có pha muối.

    d. Chăm sóc, nuôi dưỡng nái nuôi con

    - Ngày lợn nái đẻ cho ăn khoảng 0,5 kg thức ăn.

    - Ngày thứ 2 cho ăn khoảng 1 kg thức ăn, sau đó tăng dần lên.

    - Mức ăn từ 2,0 - 3,5 kg thức ăn hỗn hợp tuỳ theo số lư­ợng con / ổ.

     - Hàng ngày cho lợn nái ăn thêm rau, cỏ non, uống đủ nư­ớc.

    - Thức ăn hỗn hợp của nái nuôi con trộn theo công thức bên:

    TT

    Nguyên liệu

    Khối lư­ợng (kg)

    1

    Bột ngô

    40

    2

    Cám gạo, tấm

    35

    3

    Bột sắn

    10

    4

    Cám đậm đặc

    15  

    Tổng

    100

    - Hàng ngày quét chuồng, dọn phân và nước tiểu.

    - Trong 15 - 20 ngày đầu sau khi đẻ không tắm cho lợn, không rửa chuồng, thay cỏ khô, lá chuối khô lót chuồng khi bị ẩm.

    e. Nuôi lợn con theo mẹ:

    - Lợn con sau khi sinh phải được bú sữa đầu và cố định đầu vú.

    - Trong 2 tuần đầu, giữ  ấm lợn con luôn giữ ở nhiệt độ 30 - 35 0c  bằng đèn hoặc bếp sư­ởi.

    - Tập cho lợn con ăn sớm lúc ngày tuổi thứ 8 -10.

    - Thiến lợn đực lúc 7 - 15 ngày tuổi.

    - Từ 15 - 21 ngày tuổi: dùng thức ăn hỗn hợp chế biến sẵn cho lợn con tập ăn hoặc nấu cháo đặc bằng ngô, gạo.

    - Từ  22 - 56 ngày tuổi có thể dùng thức ăn hỗn hợp chế biến sẵn cho lợn (có bán tại các đại lý cám).

    - Cai sữa cho lợn con lúc 45 ngày tuổi, bằng cách giảm dần số lần bú trong từ nhiều  đến ít lần và cắt hẳn.

    - Sau cai sữa cần cho ăn thức ăn ngon, dễ tiêu hoá.

    - Cách cai sữa tốt nhất là chuyển lợn mẹ sang chuồng khác, giữ lợn con ở nguyên chuồng cũ một thời gian.

    5. Phòng trừ dịch bệnh cho lợn

    - Tiêm phòng các loại Vác xin cho lợn theo quy định của thú y.

    - Lợn con ỉa phân trắng: cho lợn con uống nước lá chát (lá ổi, lá sim, cỏ xước...) hoặc cho uống kháng sinh theo hướng dẫn của thú y.

    II. Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt bản địa

    1. Chuồng nuôi

    - Nuôi nhốt là biện pháp nuôi tốt nhất vì kiểm soát đ­ợc dịch bệnh thức ăn, thu được phân và bảo vệ được môi sinh, không nên nuôi lợn thả rông.

    - Chuồng nuôi phải đảm bảo: đông ấm, hè mát, khô thoáng, tránh gió lùa, có ánh sáng mặt trời chiếu vào buổi sáng và làm theo h­ướng đông nam.

    - Diện tích chuồng nuôi: lợn 3 - 5 tháng tuổi: 0,8 m2/con; lợn 5 - 8 tháng tuổi: 1,6 m2/con.

    - Nền chuồng nên làm cao hơn mặt đất từ 0,4 - 0,5 m; độ dốc 2%. nền chuồng có thể lát gạch hoặc lát xi măng có kẻ ô chống trơn, hoặc có thể lát bằng các ống bương to.

    - Mỗi chuồng cần có hổ ủ phân đặt cuối hư­ớng gió, dọc theo độ dốc của nền chuồng. hố phân có độ sâu không quá 0,5 - 0,7 m, có mái che.

    - Máng ăn, máng uống có thể làm bằng gỗ, chậu sành (nuôi vài ba con), nếu nuôi nhiều phải làm máng cố định sát cửa chuồng.

    2. Chọn giống nuôi thịt:

    Chọn lợn giống nuôi thịt cần chú ý một số đặc điểm sau:

    - Lợn con cai sữa 45 - 55 ngày tuổi nếu là lợn lai kinh tế (f1) có trọng lư­ợng 9 kg trở lên, nếu là lợn nội có trọng lượng từ 6 kg trở lên.

    - Mõm bằng (bẹ), ăn xốc, tai mỏng to, trán rộng đuôi to, cuộn.

    - Mình dài cân đối, lưng thẳng, mông tròn, bụng thon gọn, chân thanh thẳng và chắc. nếu lợn đứng co rúm, bụng cóc, đít nhọn là lợn còi hoặc có bệnh.

    - Nhanh nhẹn, mắt tinh sáng, ham hoạt động hay chạy nhảy (lợn bệnh thường chậm chạp, ngơ ngác).

    - Da mỏng hồng hào (da dày, nổi gai ốc, sần sùi là lợn có bệnh nuôi chậm lớn).

    3. Chăm sóc nuôi d­ưỡng

    a. Khi mua lợn về nuôi cần chú ý:

    - Không nên mua lợn ăn no vì dễ bị chết do vận chuyển (do sức ép của dạ dày lên lồng ngực, làm lợn nghẹt thở).

    - Vận chuyển lợn cần có lồng rộng để lợn đứng thoải mái. lợn bị buộc và bị trói rễ bị sai khớp và nghẹt thở khi đi đ­ường.

    - Khi đ­a lợn về nhà, cần thả lợn ngay ra sân rộng có bóng mát hoặc thả vào chuồng để lợn đi đứng, vận động thoải mái.

    - Không cho lợn uống nư­ớc ngay nhất là về mùa hè lợn dễ bị cảm do thay đổi điều kiện sống quá đột ngột, chỉ cho lợn uống nước sau khi lợn đã đư­ợc nghỉ trong bóng mát ít nhất một giờ.

               Mô hình lợn Bản địa tại xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn

    b. Khẩu phần ăn

    - Ở những vùng điều kiện kinh tế chăn nuôi thấp, các hộ gia đình có thể áp dụng khẩu phần và lượng thức ăn nuôi lợn thịt f1 như­ sau:

    Chú ý:

    - Khi sử dụng các loại củ: khoai lang, khoai tây, dong riềng, sắn (bóc vỏ nấu chín)... để nuôi lợn có thể quy đổi ­ước tính là 3 - 3.5 kg củ, tư­ơng đương với 1kg thức ăn tinh (cám gạo, bột ngô, bột sắn hoặc tấm gạo...).

    - Nên nuôi lợn thịt f1 đạt khối lư­ợng 80 kg là xuất bán vì nuôi to thêm sẽ tốn thức ăn không kinh tế.

    - Nên nấu chín thức ăn trước khi cho lợn ăn.

    - Cho ăn thêm 1 - 2 kg rau xanh/con/ngày sau khi ăn xong thức ăn tinh.

    - Phải lựa chọn thức ăn khô, thơm ngon, không cho ăn thức ăn ẩm mốc vv...

    - Thức ăn ngô, gạo, tấm, sắn khô... đều đ­ược nghiền thành bột tư­ớc khi phối trộn.

    - Lợn con (sau cai sữa) cho ăn 4 bữa/ngày, lợn nhỡ 3 bữa/ngày, lợn vỗ béo 2 bữa/ngày.

    - Sau khi ăn 5 - 10 phút, cho lợn uống đủ nước sạch.

    - Chỗ ở của lợn sạch sẽ, tập cho lợn ăn, ỉa, đái đúng chỗ.

    - Nên tắm, chải cho lợn 1 - 2 lần/ngày (những ngày nóng).

    4. Công tác vệ sinh phòng bệnh:

    + Hàng ngày phải quét dọn, vệ sinh chuồng trại; cọ rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ, định kỳ phum tiêu độc khử trùng ít nhất 1 tuần/lần.

    + Sau mỗi lứa lợn cần dùng vôi bột hoặc dùng nước vôi quét phơi để khô 15 - 20 ngày rồi mới cho lợn vào chuồng nuôi.

    + Tiêm phòng định kỳ một số bệnh cho đàn lợn như: Vacxin tụ huyết trùng, LMLM, Lép to, tai xanh, suyễn..theo hướng dẫn của cán bộ thú y.

    + Diệt các loại ký sinh trùng, như: Ruồi, muỗi, chuột…

    + Hàng ngày tắm rửa về mùa hè đảm bảo thoáng mát, về mùa đông cần che chắn cẩn thận tránh gió lạnh.

    + Không nuôi chung với các loại gia súc, gia cầm khác.

    + Giữ cho chuồng đủ ánh sáng,  thoáng, mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

    + Nên có chuồng nuôi cách ly lợn bị ốm để tránh lây lan bệnh sang con khoẻ; khi phát hiện lợn có hiện tượng nghi bệnh cần chuyển sang khu nuôi cách ly ngay.

    Nguyên tắc khi sử dụng vacxin

    - Xem hạn sử dụng vacxin trước khi mua, cần bảo quản vacxin theo hướng dẫn của nhà sản xuất; Vacxin phòng bệnh nào chỉ để phòng bệnh đó;

    - Chỉ dùng vacxin cho lợn khoẻ, không dùng cho lợn yếu, lợn bệnh.

    - Dùng vacxin đúng liều lượng, đúng lứa tuổi; tiêm đúng vị trí;

    - Phải tiêm nhắc lại vacxin đúng định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

    - Khi dùng phải kiểm tra lọ vacxin bằng mắt: thường xem màu sắc, độ vẩn có gì khác thường.( ví dụ: không dùng vacxin bị đổi màu hoặc vẩn đục).

    - Không dùng vacxin đã quá hạn sử dụng.

    - Vacxin pha xong dùng ngay, không để quá 2 - 4 giờ sau khi pha, không cầm lâu trong tay.

    - Các loại vacxin có thể tiêm cùng một lúc với nhiều vị trí khác nhau theo đúng liều quy định.

    - Dụng cô bơm tiêm, kim tiêm phải luộc hoặc hấp và để nguôi mới dùng.    

    - Tiêm phòng cũng như điều trị, nhất thiết phải theo quy định được sự hướng dẫn của cán bộ thú y.

     

    Ngô Đăng Sỹ - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái