• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc hồng theo tiêu chuẩn VietGAP
    20/12/2021 2:47:00 CH
    Lượt xem: 5486

     

     

    Cây hồng ăn quả là cây ưa khí hậu á nhiệt đới, có khả năng chịu hạn khá cao, có tính thích ứng rộng, có thể trồng được trên nhiều loại đất với điều kiện là tầng đất dày, thoát nước, độ pH = 5-5,5. Loại cây này rất ưa ánh sáng, ở vùng đồi núi người ta chọn hướng dốc có nhiều ánh sáng. Những vùng đủ ánh sáng cây phân cành thấp hơn, tán lá rộng, quả phân bố đều trên tán lá, để trồng và chăm sóc có hiệu quả theo VietGAP cần lưu ý một số nội dung sau:

     PHẦN I. YÊU CẦU CHUNG TRONG SẢN XUẤT VIETGAP

    1. Chọn vùng sản xuất

    Vùng sản xuất cây ăn quả áp dụng theo VietGAP phải được khảo sát, đánh giá, lựa chọn phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với những quy định của nhà nước về mối nguy cơ gây ô nhiễm môi trường về hoá học, sinh học và vật lý lên cây ăn quả.

    Không được sản xuất cây ăn quả theo VietGAP ở những vùng bị ô nhiễm hoặc có mối nguy cơ ô nhiễm hoá học, sinh học, vật lý, hoặc trước khi trồng cần có biện pháp xử lý để quản lý rủi ro.

    2. Quản lý giống và gốc ghép

    - Giống và gốc ghép phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất.

    - Trong trường hợp tự sản xuất phải có hồ sơ ghi chép đầy đủ họ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân, nguồn gốc, tên của giống, số lô của giống, ngày, tháng, năm sản xuất.

    - Khi cây giống bị sâu bệnh gây hại, phải kịp thời xử lý trước khi đưa ra trồng và cần phải ghi chép kịp thời các biện pháp xử lý trong vườn ươm cây giống

    - Hồ sơ xử lý những hoá chất bảo vệ thực vật trong vườn ươm cây giống, trong nhà lưới phải được ghi chép kịp thời.

    - Có hồ sơ lưu danh tính nhà cung cấp giống cây và ngày tháng mua.

    3. Quản lý đất và giá thể

    - Sơ đồ đất: Phải được xác định loại đất cho mỗi vùng đất dựa trên bản đồ đất của khu vực trồng.

    - Tiến hành đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá chất khó phân huỷ tại vùng sản xuất trước khi trồng. Nếu thấy nguy cơ cao thì phải kiểm tra, phân tích mức dư lượng trong đất.

    - Tiến hành phân tích đất và giá thể định kỳ, nhằm đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn trong đất và vườn ươm. Khi xử lý các nguy cơ tiềm ẩn (nếu có) cần phải được ghi chép cập nhật thông tin và lưu trong hồ sơ về các biện pháp xử lý.

    - Không chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm đất và nguồn nước trong vùng sản xuất cây ăn quả.

    - Các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái cây ăn quả được áp dụng phải phù hợp với việc sử dụng trên vùng đất canh tác.

    4. Quản lý phân bón

    - Cần lựa chọn các loại phân bón giảm thiểu tối đa nguy cơ gây ô nhiễm, các loại phân bón có trong danh mục, được phép sản xuất kinh doanh phù hợp với từng chủng loại cây ăn quả.

    - Không sử dụng phân tươi, chất hữu cơ chưa qua xử lý để bón cho cây ăn quả.

    - Trong trường hợp cần xử lý chất hữu cơ tại chỗ trước khi gieo trồng, phải có biên bản lưu lại ngày tháng và phương pháp xử lý.

    - Cần đặt và xây dựng bể ủ phân đảm bảo không gây ô nhiễm cho vùng sản xuất và nguồn nước.

    - Nơi chứa, phối trộn phân bón, dụng cụ, trang thiết bị cần phải xây dựng riêng nhằm giảm tối đa nguy cơ ô nhiễm vùng sản xuất.

    - Định kỳ cần đánh giá nguy cơ ô nhiễm do sử dụng phân bón. Nếu có nguy cơ ô nhiễm cần có ngay các biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm lên vùng trồng cây ăn quả. Việc phân tích, đánh giá, xử lý nguy cơ ô nhiễm phải được ghi chép đầy đủ và lưu hồ sơ quản lý.

    - Lưu giữ hồ sơ phân bón khi mua và khi sử dụng (ghi rõ nguồn gốc, tên sản phẩm, thời gian bón, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón, tên người bón).

    5. Nước tưới

    - Nước tưới cho cây ăn quả sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP phải đảm bảo tiêu chuẩn chung, không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc, gia cầm, nước phân tươi, nước giải chưa qua xử lý.

    - Định kỳ đánh giá nguy cơ ô nhiễm nguồn nước tại vùng sản xuất (nguồn nước, chất lượng nước,….). Ghi chép kết quả đánh giá, phương pháp xử lý và lưu trong hồ sơ.

    - Trong trường hợp phải phân tích nước để đánh giá nguy cơ ô nhiễm, cần kiểm tra định kỳ, tuỳ theo điều kiện tác động tới hệ thống cấp nước và hoạt động sản xuất, đồng thời lưu lại kết quả kiểm tra.

    - Ở những vùng có nguy cơ ô nhiễm hoá học và sinh học cao phải thay thế bằng nguồn nước khác an toàn hoặc nước phải được xử lý và giám sát chặt chẽ, phải ghi lại kết quả giám sát.

     6. Quản lý hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật

    - Tất cả những sản phẩm bảo vệ thực vật đều phải được đăng ký chính thức, được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, được cập nhật lưu hồ sơ hàng năm, có người quản lý và chịu trách nhiệm chính.

    - Tập huấn về phương pháp sử dụng thuốc bảo về thực vật và an toàn trong sử dụng cho các tổ chức, các hộ nông dân sản xuất cây ăn quả theo hướng VietGAP.     

    - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong các danh mục đã được quy định. Theo đúng hướng dẫn được ghi trên bao bì, nhãn mác của nhà sản xuất.

    - Hoá chất phải được sử dụng đúng trên các đối tượng của cây trồng (theo hướng dẫn trên bao bì hoặc từ các phát hành của các cơ quan có thẩm quyền).

    - Kho chứa hoá chất cần đảm bảo theo quy định, thoáng mát, an toàn, có nội quy quản lý và sử dụng.

    - Các loại hoá chất khi mua và sử dụng cần được ghi chép cụ thể từng vụ, năm (vùng sản xuất, tên hoá chất, thời gian, liều lượng, ngày mua, người sử dụng…) và được lưu giữ hồ sơ.

    - Những vỏ bao bì, thùng chứa phải được thu gom, cất giữ ở nơi quy định. Không tái sử dụng các bao bì và thùng chứa hoá chất.

    - Kiểm tra định kỳ, thường xuyên việc thực hiện quy trình sản xuất và dư lượng háo chất trong quả theo yêu cầu của khách hàng. Nếu phát hiện dư lượng hoá chất trong sản phẩm vượt quá mức cho phép phải dừng ngay việc thu hoạch, mua bán và tìm các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.

    7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

    - Nhà xưởng, thiết bị:

    + Khu nhà xưởng, thiết bị phục vụ cho phân loại, đóng gói sản phẩm khi thiết kế, xây dựng cần hạn chế tối đa nguy cơ ô nhiễm, tiện lợi cho việc thu hái, vận chuyển và đóng gói sản phẩm.

    + Thiết kế xây dựng hệ thống giác thải, nước thải hợp lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm lên sản phẩm.

    - Bao bì, đóng gói:

    + Bao bì chứa sản phẩm quả tươi phải được làm từ nguyên vật liệu không làm ô nhiễm đến sản phẩm. Vật liệu bao bì phải được mua từ các nhà cung cấp đã được phê chuẩn (có danh sách các nhà cung cấp), kiểm tra ngay lúc giao hàng và được tồn trữ, tuân thủ theo qui tắc giành cho sản phẩm đầu vào cho đến khi cần sử dụng. Các bao bì cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.

    + Sản phẩm thu hoạch xong cần phải chứa vào bao bì, không để tiếp xúc trực tiếp với đất, để ở nơi thoáng mát, sạch sẽ hạn chế nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm

    + Bao bì, thùng chứa, vật liệu đóng gói sản phẩm quả cần được cách ly với kho chứa hoá chất, phân bón và các loại nguy cơ gây ô nhiễm.

    - Bảo quản và vận chuyển: Không bảo quản, vận chuyển sản phẩm chung với các loại hàng hoá khác. Trước khi xếp hàng phải khử trùng, làm vệ sinh sạch sẽ phương tiện và thiết bị.

    - Vệ sinh nhà xưởng, thiết bị: Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ bằng các loại hoá chất thích hợp không làm ảnh hưởng đến môi trường và ô nhiễm sản phẩm.

    - Vệ sinh cá nhân: Người lao động cần được tập huấn, thực hành vệ sinh cá nhân, các điều kiện vệ sinh cá nhân trong khi làm việc. Không có thức ăn, đồ uống của cá nhân trong khu vực đóng gói. Không hút thuốc, nhai kẹo, khạc nhổ khi làm việc. Đảm bảo các điều kiện vệ sinh cho người lao động.

    8. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc

    - Các tổ chức và cá nhân sản xuất cây ăn quả theo VietGAP phải ghi chép, lưu trữ đầy đủ nhật ký sản xuất, bảo vệ thực vật, phân bón, tiêu thụ sản phẩm…

    - Hồ sơ phải được xây dựng chi tiết theo các bước thực hành VietGAP và lưu trữ tại cơ sở sản xuất. Thời gian lưu trữ ít nhất hai năm hoặc lâu hơn nếu có yêu câu của các cơ quan quản lý và khách hàng.

    - Sản phẩm cây ăn quả sản xuất theo VietGAP được ghi rõ mã số của lô sản xuất và được lập hồ sơ lưu trữ.

    - Khi xuất hàng cần ghi chép thời gian cung cấp, nơi nhận và lưu giữ hồ sơ từng lô sản phẩm.

    - Bao bì, thùng chứa sản phẩm quả cần có nhãn mác để khi cần có thể truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng.

    PHẦN II: KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC

    1. Một số giống hồng có chất lượng cao:  

    * Hồng không hạt (Hồng địa phương): Là giống được trồng phổ biến ở khu vực miền núi phía Bắc, giống hồng này hiện được người dân trồng nhiều ở các núi cao của tỉnh Bắc Kạn (hồng Bắc Kạn), tỉnh Lạng Sơn (hồng Bảo Lâm), tỉnh Yên Bái (hồng Lục Yên), tỉnh Hà Giang (hồng Quản Bạ, hồng Yên Minh)... Quả hồng thường nhỏ (50 – 150 gam/quả), quả không có hạt, vị ngọt đậm, giòn. Quả chín vào tháng 8 âm lịch, chất lượng quả tốt.. Sản lượng quả tuy không cao nhưng chất lượng quả lại rất tốt, có giá bán cao, được nhiều người ưa thích nên mang lại giá trị kinh tế tốt. Đây là giống sau khi hái trên cây cần xử lý khử chát bằng cách ngâm nước lã, nước tro, nước vôi trong 2 - 3 ngày.

    * Hồng Nhân Hậu (Hà Nam): Hồng Nhân Hậu có nguồn gốc ở xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân. Đây là giống hồng không hạt nổi tiếng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Giống này vừa có quả to, hình dáng cân đối, khi chín màu đỏ chuyển dần từ màu đỏ tươi sang màu đỏ thẫm, da mỏng mịn căng tròn, không có một vệt nhăn hay rám đen trên mặt quả càng làm cho hình dáng quả thêm hấp dẫn. Có hai cách thưởng thức hồng Nhân Hậu: muốn ăn hồng giòn, chỉ cần lấy kim châm quanh núm quả hồng rồi ngâm trong nước muối loãng. Ngâm trong 3 - 4 ngày, sau một ngày thay nước muối một lần, quả hồng sẽ hết chát, vỏ quả vẫn tươi, da vẫn sáng, gọt ra có thịt màu vàng, giòn sần sật, ngọt không lẫn vị.

    Muốn ăn hồng chín, chỉ cần hái quả hồng già, ủ hồng trong lớp lá xoan, hay bọc kín trong vại, chum vài ngày quả sẽ chín đều, đỏ rực, mọng căng. Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp vỏ mỏng bên ngoài mà vẫn giữ nguyên được hình khối của quả.    

     * Hồng Nhân Hậu (Hà Nam): Hồng Nhân Hậu có nguồn gốc ở xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân. Đây là giống hồng không hạt nổi tiếng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Giống này vừa có quả to, hình dáng cân đối, khi chín màu đỏ chuyển dần từ màu đỏ tươi sang màu đỏ thẫm, da mỏng mịn căng tròn, không có một vệt nhăn hay rám đen trên mặt quả càng làm cho hình dáng quả thêm hấp dẫn. Có hai cách thưởng thức hồng Nhân Hậu: muốn ăn hồng giòn, chỉ cần lấy kim châm quanh núm quả hồng rồi ngâm trong nước muối loãng. Ngâm trong 3 - 4 ngày, sau một ngày thay nước muối một lần, quả hồng sẽ hết chát, vỏ quả vẫn tươi, da vẫn sáng, gọt ra có thịt màu vàng, giòn sần sật, ngọt không lẫn vị. Muốn ăn hồng chín, chỉ cần hái quả hồng già, ủ hồng trong lớp lá xoan, hay bọc kín trong vại, chum vài ngày quả sẽ chín đều, đỏ rực, mọng căng. Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp vỏ mỏng bên ngoài mà vẫn giữ nguyên được hình khối của quả.  

    Hồng không hạt Fuju (Hồng Nhật Bản): Là giống hồng ngọt, không chát, quả có hình dẹt hơi vuông, quả to, khối lượng quả 300 – 600 gam/quả, khi chín vỏ quả có màu vàng tươi, thịt quả cứng, giòn, dễ bảo quản và vận chuyển. Đây là giống khi chín chất chát trong thịt quả bị biến đổi, thịt quả không bị chát nên không phải xử lý khử chát.

     

      * Hồng không hạt Quangju (Hồng Hàn Quốc): Là giống hồng có hình dạng và chất lượng tương tự như giống hồng không hạt Fuju (Nhật Bản) quả ngọt, không chát, thịt quả cứng, giòn, dễ bảo quản và vận chuyển. Đây là giống đã được PGS.TS. Đào Thanh Vân mang về từ Hàn Quốc và trồng thử nghiệm thành công tại khu vực Phia Đén, xã Thành Công, Nguyên Bình (Cao Bằng). Đây cũng là giống có thể ăn trực tiếp không phái xử lý khử chát.

    2. Phương pháp nhân giống hồng

    Nhân giống bằng giâm hom rễ : Là phương pháp nhân giống truyền thống của người dân vẫn làm, bằng cách: Chọn các cây hồng tốt, là cây trước đây cũng được nhân giống bằng hom rễ, vào vụ Đông tháng 12 âm lịch, bới xung quang gốc, chặt các rễ có đường kính ± 1cm, dài 10 – 15 cm. Chấm đầu rễ trong tro bếp, giâm vào vào đất ẩm, khi cây nẩy mầm, ra rễ ổn định thì mang trồng.

    Nhân giống bằng ghép cây Đây là phương pháp nhân giống chính hiện nay, bằng cách: gieo hạt giống hồng hạt, lá nhẵn làm gốc ghép, khi gốc ghép có đường kính ± 1 cm là ghép được. Sử dụng phương pháp ghép mắt hoặc ghép cành bên. Chăm sóc khi mầm ghép cao 30 – 40 cm thì có thể trồng ra vườn sản xuất.           

    3. Yêu cầu ngoại cảnh

    Cây Hồng thích nghi khí hậu ôn đới và á nhiệt đới, không chịu các nhiệt độ quá thấp cũng không chịu được nhiệt độ quá cao. Cây hồng là cây rụng lá về mùa đông vì vậy cần có một thời gian nghỉ song song với một số thời gian nhiệt độ thấp nhất định thì mới ra hoa kết quả được tốt. Nhiệt độ cần để nảy mầm từ 13-14°C đến 16-17°C, nở hoa 20-22°C, để quả phát triển là 26-27°C, ở giai đoạn chín nhiệt độ hạ thấp dưới 20°C; biên độ nhiệt lớn sẽ làm cho quả ngọt, phẩm chất quả khá, mã quả đẹp. Hồng là cây có khả năng chịu hạn khá, lượng mưa hàng năm tốt nhất là 1200-2100 mm, thích ứng với nhiều loại đất, với điều kiện tầng đất dày, thoát nước vì bộ rễ hồng có thể ăn sâu. Độ pH 5,0-5,5.

    4. Kỹ thuật trồng, chăm sóc

    4.1. Kỹ thuật trồng 

    * Thời vụ trồng: Tốt nhất là trồng vào tháng 1 - 2 dương lịch (trước và sau tết nguyên đán). Khi cây rụng lá ngừng sinh trưởng, trong cây chứa nhiều chất dự trữ nhất. Khi trời bớt lạnh mầm mới bật nhanh.

    * Đào hố, bón phân lót: Hố đào có kích thước 80 ´ 80 ´ 80 cm. Khi đào hố,  lớp đất phía trên được để riêng một bên, lớp đất phía dưới để riêng một bên. Sau khi hố được đào xong, bón lót mỗi hố 50kg phân chuồng đã ủ hoai mục, 1 kg super lân, kali sunfat 0,5 kg, vôi bột 1,0kg. Trộn đều phân  với lớp đất được đào từ nửa phía trên hố. Sau cùng phủ một lớp đất mỏng lên trên đất vừa trộn phân.

    * Mật độ, khoảng cách:  Khoảng cách trồng giữa các cây có thể là 4m x 5m hoặc 5m x 5m  tương đương 400 -500 cây/ha.

    * Cách trồng: Trước khi trồng, xé bỏ túi nilon ươm cây giống và đặt cây vào chính giữa hố, vun nhẹ đất vụn vào xung quanh bầu đất và dùng tay ấn nhẹ đất xung quanh bầu. Sau đó tiếp tục vun đất xung quanh vào cho đầy hố. Dùng cọc cắm chéo và buộc cố định thân cây để tránh gió lay đổ cây, tủ gốc bằng cỏ khô hoặc rơm rạ, tưới đẫm  nước. Sau đó thường xuyên tưới duy trì đủ độ ẩm cho cây.

    4.2. Chăm sóc

    * Giai đoạn kiến thiết cơ bản: Thời kỳ mới trồng phải thường xuyên tưới đủ ẩm cho cây, làm sạch cỏ gốc đồng thời tủ cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm.

    - Bón phân: Trong 3 năm đầu lượng phân bón cho 1 cây là 100g Urê hoặc 250g đạm sunfat, 100g lân Supe, 100g kalisunfat (hoặc kali clorua) chia 3 lần bón:

    + Tháng 1 -2: Bón 100% lân + 50%kali + 30% đạm

    + Tháng 4 -5: Bón 20% kali + 30&đạm.

    + Tháng 8: Bón hết số phân còn lại của cả năm: 30% kali + 40%đạm .

    Cách bón: Đào sâu 15 – 20 cm quanh tán, cách gốc 30 -40 cm, rải đều phân, lấp đất kĩ, tưới đủ ẩm và tủ gốc bằng cỏ khô.

    *  Chăm sóc thời kỳ cho quả: Tưới đủ ẩm cho cây 2lần/ tháng , nếu có mưa thì thôi, tủ cỏ khô quanh gốc giữ  ẩm. Hàng tháng làm sạch cỏ gốc và cứ 3 tháng/ lần làm sạch cỏ băng.

    - Bón phân

                                 Lượng phân bón tù năm thứ tư trở đi (kg/cây)

    Tuổi cây

    Phân đạm urê

    Supelân

    Cloruakali

    4-5

    0,2

    0,3

    0,2

    6-7

    0,3

    0,4

    0,2

    7-8

    0,4

    0,6

    0,3

    8-10

    0,6

    0,8

    0,4

    11-14

    0,8

    1,2

    0,6

    >20

    1,2

    1,7

    0,8

    Phân chuồng: 2 năm bón 1 lần với lượng từ 30 - 50kg/cây

    Cách bón: đào rãnh sâu 20cm theo hình chiếu mép tán, luân phiên theo lần bón, chia làm 3 lần:

    + Tháng 12 - 1: 100% phân chuồng + 80% lân + 60% đạm + 50% kali.

    + Tháng 5 - 6: 20% lân + 20% đạm +25% kali.

    + Tháng 9 -10: số phân còn lại của cả năm 20% đạm + 25% kali.

    - Đốn tạo quả: Đốn tạo quả phải căn cứ vào đặc tính ra hoa của cây hồng: Cành quả chỉ sinh ra trên cành mẹ đã mọc từ năm trước. Cành mẹ chỉ sinh ra cành quả ở búp thứ nhất đến búp thứ ba tính từ ngọn xuống.

     Nguyên tắc cơ bản của đốn tạo quả là không đốn hớt ngọn vì sẽ cắt ở những búp sinh ra cành quả. Bởi vậy nghĩa là cắt từ chân loại bỏ hẳn những cành mẹ, cành quả nào quá yếu.

    5. Phòng chống rụng, sâu bệnh hại

    + Phòng chống rụng quả : Hồng hay bị rụng quả, nguyên nhân là do thiếu dinh dưỡng, thiếu ánh sáng, khô hạn hoặc do thụ phấn không đầy đủ. Để khắc phục cần bón phân đầy đủ, tỉa bỏ bớt cành già, cành bị sâu bệnh, tưới nước, tủ gốc giữ ẩm, nuôi ong và phun các chế phẩm đậu quả có chứa chất kích thích sinh trưởng và phân vi lượng: Atonic, kích phát tố hóa trái Thiên Nông... 

    + Phòng trừ sâu bệnh: Hồng là cây hay bị sâu đục thân, đục cành phá hại, đây là sâu non của các loại xén tóc, đục vào thân cây, cành, thỉnh thoảng đùn mùn ra làm cho cành bị héo, quả nhỏ, rụng, khi bị nặng có thể làm cho chết cả cây. Cách phòng trừ: bắt xén tóc, cắt bỏ và tiêu hủy những ngọn cành bị héo trong vụ Xuân. Dùng dây thép nhỏ, tay mây để chọc chết sâu hoặc bắt sâu non, dùng bông tẩm thuốc bảo vệ thực vật bịt vào lỗ sâu đục và phun các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt trứng sâu.

    Thu hoạch và khử chát: Thu hoạch khi quả đã chín già để quả có độ ngọt cao. Đối với giống hồng không hạt địa phương thì phải xử lý khử chát, đối với các giống hồng nhập nội: Fujju, Quangju thì để quả chín già là có thể sử dụng, không phải xử lý khử chát.

     

     

    Nguyễn Văn Đoàn - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái