• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BẮP CẢI THEO HƯỚNG AN TOÀN
    16/08/2021 10:33:00 SA
    Lượt xem: 4744

     

    1.Thời vụ trồng:

    Trồng bắp cải vụ sớm: Gieo hạt giống bắp cải từ cuối tháng 7 đến tháng 9 (nếu trồng vụ này bà con nên trồng các giống chịu nhiệt).

    Trồng bắp cải chính vụ: Gieo hạt từ tháng 10 đến tháng 12 (nếu trồng vụ này bà con có thể mua giống bắp cải chính vụ giá sẽ rẻ hơn so với giống bắp cải chịu nhiệt, tuy nhiên giống bắp cải chịu nhiệt vẫn trồng được vụ chính, năng suất chất lượng tốt).

    Trồng bắp cải vụ đông xuân muộn: Gieo tháng 1 đến tháng 2 (Nên trồng bắp cải vụ muộn các giống chịu nhiệt).

    2. Kỹ thuật chọn giống cải bắp

     Sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng, giống có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc giống bản địa đã được sản xuất tại địa phương.

    3. Chuẩn bị đất và mật độ trồng

    Cày hoặc cuốc đất , phơi ải ít nhất 1 tuần, làm đất, lên luống


    Trồng đúng mật độ (900 - 1.200 cây/sào Bắc Bộ hay 25.000 - 33.000 cây/ha)

    Khoảng cách cây: vụ Hè thu 35 - 40 cm; vụ Đông xuân: 40 - 45 cm

    Khoảng cách hàng: 60 - 65 cm

     4. Bón phân

             

    Lưu ý: Ngừng bón phân đạm ít nhất 21 ngày trước khi thu hoạch.

    5. Chăm sóc

     Làm cỏ, xới gốc: Trong thời gian canh tác nên làm cỏ 2 lần, thường làm cỏ kết hợp với bón thúc, xới gốc phá váng và vặt bỏ lá già để chân cải được thoáng, sâu không ẩn nấp.

    - Lần 1: Sau trồng 10 - 15 ngày, xới sâu và rộng để làm tơi xốp.

    -Lần 2: Khi cải bắp chuẩn bị kết thúc giai đoạn trải lá bàng. Tiến hành xới nông và hẹp kết hợp vun đất vào gốc và trừ cỏ dại.                                        

    * Tưới nước: Tưới ẩm thường xuyên cho cây bằng các biện pháp tưới gáo, tưới phun mưa, tưới rãnh… đặc biệt vào các thời kỳ:

    - Sau khi trồng - hồi xanh: Tưới ẩm thường xuyên bằng gáo.        

    - Thời kỳ hồi xanh - trải lá bàng: Tưới rãnh 7 - 10 ngày/lần.     

    - Thời kỳ trải lá bàng - cuốn: Tưới rãnh hoặc tưới phun mưa.                    

    6. Phòng trừ sâu bệnh

     Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rau và hạn chế chi phí trong sản xuất, sự phát sinh gây hại của các loại sâu, bệnh, cần áp dụng tốt các biện pháp canh tác như:

     * Luân canh với cây trồng khác họ: Đối với vùng chuyên canh rau, biện pháp này có hiệu quả đối với bệnh hại, làm bệnh không tích lũy do độc canh.

    * Xử lý đất:(Cuốc, cày lật đất, xử lý đất với Basudin, vôi bột) Có tác dụng tiêu diệt nhộng sâu, nguồn bảo tồn của nấm, vi khuẩn gây bệnh trong đất. Đồng thời tạo độ thông thoáng và khử độc cho đất.

    * Trồng với mật độ hợp lý: Tạo độ thông thoáng cho đồng ruộng giúp cây quang hợp tốt, sinh trưởng thuận lợi đồng thời làm sâu bệnh không có điều kiện thuận lợi để phát triển.

    * Vệ sinh đồng ruộng: (thu gom tàn dư thực vật, diệt cỏ dại, vặt bỏ lá già…) Có tác dụng diệt nguồn bệnh tồn tại trên tàn dư thực vật và trên cỏ dại.

     * Bón phân cân đối hợp lý: Giúp cây sinh trưởng tốt, tăng sức đề kháng cho cây.

    - Khi xuất hiện sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang; bệnh thối nhũn, thối gốc, khô bìa lá… cần dùng thuốc theo hướng dẫn của BVTV, dùng đúng liều lượng và cách sử dụng in trên bao bì sản phẩm. Tuân thủ nghiêm ngặt thời gian thu hoạch sau khi sử dụng thuốc BVTV.

     

    Nguyễn Tuấn Dương - Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Yên Bái