• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    Ổn định phát triển chăn nuôi lợn sau dịch bệnh
    07/05/2019 4:51:00 CH
    Lượt xem: 3246

    Text Box:  Từ cuối năm 2018, trên địa bàn tỉnh Yên Bái bắt đầu xuất hiện dịch Lở mồm long móng và tập trung chủ yếu ở một số địa phương như: huyện Mù Cang chải, Trấn Yên, Văn Yên, Lục Yên và Thành Phố Yên Bái … Tính đến ngày 01/3/2019, toàn tỉnh đã tiêu hủy 1.003 con lợn bệnh, đến nay dịch bệnh đang cơ bản được khống chế và không phát sinh ổ dịch mới. Để đàn lợn trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định trở lại, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân, các hộ chăn nuôi cần thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật như sau:

    1. Về chuồng trại

    a) Đối với vùng lõi đã có dịch bệnh

    - Với các hộ đã bị dịch bệnh, sau khi tiêu hủy lợn và làm tốt công tác tiêu độc khử trùng chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng nuôi, các dụng cụ chăn nuôi theo đúng quy trình bằng các loại hóa chất như: Benkocid, Virkon, HanIotdin…, gia cố, sửa chữa, vệ sinh chuồng trại, sau 7 ngày mới tiến hành nhập lợn giống về nuôi.

    b) Đối với các hộ chăn nuôi trong vùng dịch bệnh nhưng chưa bị dịch bệnh

    - Định kỳ phun tiêu độc chuồng trại, khu chăn nuôi 1 tuần 1 lần bằng các loại hóa chất sát trùng có phổ kháng khuẩn rộng như; Benkocid, Virkon, HanIotdin…

    - Thường xuyên cọ rửa chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.

    - Khi xuất chuồng, người và phương tiện vận chuyển cần phải được khử trùng đảm bảo trước khi vào khu vực chuồng nuôi.

    - Không cho người lạ đến khu vực chuồng nuôi, trường hợp bắt buộc phải vào khu vực chăn nuôi của hộ gia đình thì phải thay quần áo, giầy dép, mũ…và sát trùng theo qui định.

    2. Về con giống

    - Không mua con giống ở những địa phương đã có dịch.

    - Cần chọn mua lợn giống tại các cơ sở có uy tín, chất lượng sạch bệnh, đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định… Con giống sản xuất tại cơ sở phải thực hiện công bố tiêu chuẩn. Chất lượng con giống phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn đã công bố.

    - Khi nhập đàn lợn mới về phải nuôi cách ly 15 ngày để theo dõi sau đó mới cho nhập đàn.

    - Tiêm phòng 100% đàn lợn theo yêu cầu, khuyến cáo của cơ quan thú y.

    * Đối với những hộ ở vùng cao: Kinh tế còn khó khăn, chăn nuôi chủ yếu tự túc, tự cấp: Chăn nuôi lợn nái hoặc lợn thịt nên chọn những giống lợn địa phương, giống Móng Cái, Lang Hồng…Những hộ có điều kiện nên đầu tư nuôi lợn lai F1 (là con lai giữa nái địa phương, nái móng cái với đực ngoại như Yoorksire, Đại Bạch, Du Roc),…

    * Đối với những hộ ở vùng thấp, có điều kiện kinh tế phát triển hơn nên chăn nuôi lợn hướng nạc (F2 3/4 máu ngoại) hoặc các giống  siêu nạc như: Landrace, Duroc, Yoorksire, …

    3. Về thức ăn và nước uống

    - Phải có đủ nguồn nước sạch cho lợn uống, thường xuyên kiểm tra nguồn nước uống.

    - Thức ăn phải đảm bảo không bị ẩm mốc ôi, thiu, quá hạn sử dụng và không có chất cấm theo quy định của nhà nước.

    - Không mua các sản phẩm từ lợn có mầm bệnh, không rõ nguồn gốc đưa về khu chăn nuôi lợn để chế biến, không sử dụng các loại nước rác, nước thải từ các sản phẩm của lợn có chứa mần bệnh hoặc không rõ nguồn gốc…

    4. Chăm sóc nuôi dưỡng.

    - Chăm sóc nuôi dưỡng tốt cho ăn đảm bảo đúng giờ, đúng chủng loại thức ăn đảm bảo đủ lượng, đủ dinh dưỡng. Khẩu phần ăn phải đảm bảo cân đối dinh dưỡng, bổ sung các vitamin, muối và các chất khoáng. Nên cho lợn nhỏ (lợn từ 15-45 ngày tuổi) ăn 3- 4 bữa/ ngày, lợn lớn ăn 2-3 bữa/ngày.

    - Cần có sổ sách và ghi chép đầy đủ các thông tin để tiện cho việc theo dõi chăm sóc và xử lý khi cần.

    - Kiểm tra thường xuyên, theo dõi sức khỏe của đàn lợn nuôi để phát biện sớm khi có bệnh. Tách riêng những con bị bệnh, những con có biểu hiện khác thường như: bỏ ăn, sốt, ho, tiêu chảy để theo dõi điều trị kịp thời, có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng riêng cho những con bị bệnh. Trong quá trình chăm sóc và điều trị những con bị bệnh, thấy không khỏi, hay có biểu hiện bệnh nặng thêm, cần báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời tránh dịch bệnh xảy ra.5. Công thú y phòng bệnh.

    - Hàng ngày thu gom phân và nước tiểu đưa ra hố ủ hoặc cho vào hệ thống sử lý chất thải như Biogas, túi phân hủy…

    - Cọ rửa máng ăn máng uống hàng ngày, không để thức ăn thừa lại máng. Nếu cho ăn tự động cần cho ăn đủ lượng trong ngày, tránh để thức ăn bị ướt.

    - Điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ cho phù hợp với giai đoạn tuổi lợn.

    - Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo giai đoạn và độ tuổi.

    - Chủ động chuẩn bị sẵn các loại thuốc thú y, dụng cụ thú y cần thiết tại tủ thuốc trong gia đình để khi cần có thể sử dụng ngay.

    - Có số điện thoại cần thiết của cán bộ thú y tin cậy trong việc xử lý dịch bệnh.

     

    KS. Ngô Đăng Sỹ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái