• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    Một số phương pháp sử dụng phân hữu cơ làm phân bón
    10/11/2022 8:10:00 SA
    Lượt xem: 917

    1. Sử dụng cây phân xanh bằng phương pháp thu cắt, cày vùi:

    - Thu cắt sớm quá hoặc muộn quá đều không lợi. Thời kỳ sinh trưởng đầu cây phân xanh có hàm lượng dinh dưỡng cao tỷ lệ chất khô thấp, dễ phân giải song sản lượng thấp. Về sau hàm lượng xenlulo và chất khoáng tăng lên nhiều, lượng đạm tuyệt đối có tăng nhưng tỷ lệ chất khô giảm, phân xanh khó phân giải. đối với cây họ đậu nói chung thu cắt ra hoa rộ là thích hợp nhất.
    - Sau khi cày vùi, trong quá trình phân giải các chất hữu cơ, axit amin tăng lên quá nhiều, có hại cho sự nảy mầm của cây trồng. Vì vậy cần càyvùi cây phân xanh sớm hơn thời vụ gieo trồng ít nhất 2 tuần lễ để cho cây phân xanh phân giải đầy đủ. Điều kiện thuận lợi cho sự phân giải là đất đủ nhiệt độ và độ ẩm.

    Nếu trồng cây phân xanh để cải tạo đất thì nên chọn loại cây có bộ rễ rộng 65 - 75% bộ rễ phân bố ở lớp đất mặt 0 - 30 cm để lớp đất mặt đựoc xốp và nhiều chất hữu cơ.

    Lượng phân xanh dùng cho mỗi ha vào khoảng 15 - 20 tấn, cần bón phân phối hợp với supe lân, vôi và tro để cân đối chất dinh dưỡng và để khử chua.

    - Trường hợp trồng cây phân xanh lưu niên và cắt cây vùi tại chỗ thường có hiện tượng tái sinh mầm. Để ngăn ngừa hiện tượng này, sau khi cắt thân lá để cho mầm nảy dài 15 - 20 cm, lúc này trong rễ đã cạn chất dinh dưỡng rồi mới cày vùi, như vậy năng lực tái sinh sẽ yếu.
    - Cây phân xanh non rễ phân giải thì cày sâu còn đối với cây già thì vùi nông rễ phân giải hơn do thoáng khí và gần mặt đất, nhiệt độ cao hơn. Đất tơi xốp thì vùi sâu, đất thịt nặng thì vùi nông, vụ mưa nhiều hoặc ruộng có tưới nước, độ ẩm cao thì vùi nông hơn. Vụ mưa nhiều , đất quá ẩm ướt nên dùng cây phân xanh đã khô héo để cày vùi thì thích hợp hơn cây tươi.

    2. Xử lý phân chuồng trước khi sử dụng ngoài đồng ruộng:

    - Độn chuồng: Độn chuồng vừa có tác dụng giữ ấm, tạo điều kiện khô ráo cho gia súc, vừa tăng thêm khối lượng phân. Vì vậy chất độn chuồng cần có tác dụng hút nước phân, nước giải, giữ đạm và tăng cả khối lượng lẫn chất lượng phân chuồng. Cần chọn chất độn chuồng tốt như (rơm rạ, thân lá cây họ đậu, cây phân xanh, lá cây, cỏ khô…) để làm chất độn chuồng.

    - Ủ phân: Là biện pháp cần thiết trước khi đem phân chuồng ra bón ruộng. Bởi vì trong phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhộng côn trùng, nhiều bảo tử, ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn và tuyến trùng gây bệnh. Ủ phân vừa có tác dụng sử dụng nhiệt độ tương đối cao trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ để tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống côn trùng, bệnh cây vừa thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình khoáng hoá để khi bón vào đất phân hữu cơ có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Có 3 phương pháp ủ phân :

    + Phương pháp ủ nóng: Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng lớp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén. Sau đó tưới nước phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60 - 70%. Có thể trộn thêm 1% vôi bột (tính theo khối lượng) trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1 - 2% supe lân để giữ đạm. Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Hàng ngày tưới nước phân lên đống phân.

    Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại trừ các mầm mống sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30 - 40 ngày là ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là để mất nhiều đạm.

    + Phương pháp ủ nguội: Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt. Trên mỗi lớp phân chuống rắc 2% phân lân. Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ, rồi nén chặt. Thường đống phân được xếp với chiều rộng 2 - 3 m, chiều dài tuỳ thuộc vào chiều dài nền đất. Các lớp phân được xếp lần lượt cho đến độ cao 1.5 - 2.0 m. Sau đó trát bùn phủ bên ngoài.
    Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 5 - 6 tháng phân ủ mới dùng được. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng.

    + Phương pháp ủ nóng trước, nguội sau: Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp không nén chặt ngay. Để như vậy cho vi sinh vật hoạt động mạnh trong 5 - 6 ngày. Khi nhiệt độ đạt 50 - 60oC tiến hành nén chặt để chuyển đống phân sang trạng thái yếm khí và tiếp tục xếp lớp phân chuồng khác lên, không nén chặt. Để 5 - 6 ngày cho vi sinh vật hoạt động. Khi đạt đến nhiệt độ 50 - 60oC lại nén chặt. Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ chung quanh đống phân. Quá trình chuyển hoá trong đống phân diễn ra như sau: ủ nóng cho phân bắt đầu ngấu, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớp phân để giữ cho đạm không bị mất. Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so với cách ủ nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ nóng.

     

     

    Nguyễn Văn Đoàn - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái