• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    KỸ THUẬT CHĂM SÓC CAM QUÝT SAU THU HOẠCH
    27/01/2021 8:22:00 SA
    Lượt xem: 677

               

    1. Làm cỏ:

    Tiến hành làm sạch cỏ dại cho vườn cam, quýt. Không để cỏ dại, dây leo lấn át cạnh tranh dinh dưỡng của cây. Dùng cuốc xới xáo toàn bộ diện tích hoặc dùng dao phát luỗng nếu cỏ quá rậm. Có điều kiện nên che phủ giữ ẩm cho đất bằng rơm rạ hoặc tàn dư thực vật sau khi xới xáo, phát dọn.

    2. Cắt tỉa cành và vệ sinh vườn :

    Sau khi thu hoạch từ 25 đến 30 ngày cầ cắt bỏ những cành già, cành sâu bệnh, cành vượt nằm bên trong tán, cành mọc sà dưới đất và cả những đoạn cành đã mang quả (dài 10-15cm), khô héo, cành tăm hương, mọc không đúng hướng...Tạo cho cây 1 bộ khung tán thông thoáng để hạn chế nơi trú ngụ cũng như sự phát sinh gây hại của sâu bệnh.

    3. Bón phân:

    Cần bón đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và phải tùy thuộc vào chất đất và tình hình sinh trưởng của cây để quyết định lượng phân bón cho phù hợp:

    * Đối với cây 4 – 5 năm tuổi bón: 35-40kg phân hữu cơ + 0,3-0,4kg Ure + 1-1,2kg Supe lân + 0,2-0,3kg Kali clorua + 0,7-0,8kg vôi bột /cây/ năm.

    * Đối với cây 6 năm tuổi trở lên bón: 45-50kg phân hữu cơ + 0,45-0,55kg Ure + 1,3-1,5kg Supe lân + 0,35-0,45kg Kali clorua + 0,8-1kg vôi bột/ cây/ năm.

    * Thời điểm bón và lượng phân bón:

    - Lần 1 (Bón sau khi thu quả, tháng 12 - 1): Bón 100% lượng phân hữu cơ + 100% lượng phân Supe lân + 100% lượng vôi bột.

    - Lần 2 (Bón thúc cành xuân và đón hoa, tháng 2 - 3): Bón 60% lượng phân Ure + 40% lượng phân Kali.

    - Lần 3 (Bón thúc cành thu và nuôi quả, tháng 6 - 7): Bón 40% lượng phân Ure + 60% lượng phân Kali.

    + Cách bón:

    - Lần 1: Bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân, vôi trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm rác giữ ẩm.

    + Lần 2 và 3: Trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, bón sâu 4-5cm sau đó vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm.

    4. Tưới nước: Cam, quýt là loại cây ưa ẩm và ít chịu hạn nhưng rất sợ úng, do đó phải bố trí hệ thống tưới tiêu phù hợp để chủ động trong việc tưới và tiêu nước cho vườn cây.

    - Thời điểm tưới: Sau khi bón phân xong; Tưới vào thời kỳ nẩy mầm, phân hoá mầm hoa, thời kỳ ra hoa, kết quả và quả phát triển.

    - Cách tưới: Nên tưới nước đều đặn, vừa phải. Có thể tưới phun mưa, nhỏ giọt, tưới rãnh… tùy thuộc vào điều kiện canh tác mà có phương pháp tưới khác  nhau.

    5. Nuôi dưỡng và bảo vệ:

    * Nuôi dưỡng: Sử dụng phân bón lá, chế phẩm sinh học để phun. Khuyến cáo bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học cao cấp Emina để xử lý đất và phun cho cây ở các giai đoạn sinh trưởng.

    + Chuẩn bị dung dịch để phun: Pha 200ml chế phẩm EMINA với 1 bình phun 18 lít, phun ướt thân cây và đều hai mặt lá. Chu kỳ phun với cây cam quýt khoảng 10-15 ngày 1 lần.

    + Chế phẩm sinh học cao cấp Emina có tác dụng tích cực như sau:

    - Giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

    - Giảm phân hóa học, thuốc trừ sâu trong quá trình canh tác.

    - Tăng cường hệ vi sinh vật cho đất, làm cho đất tơi xốp hơn.

    - Nâng cao năng suất từ 15 – 25% và nâng cao mẫu mã, chất lượng quả.

    - Hạn chế được hầu hết các loại nấm bệnh hại.

    * Phòng trừ sâu bệnh hại: Phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp bao gồm bón phân đầy đủ, cân đối, kịp thời, bón đúng kỹ thuật; Quét vôi vào gốc cây ngăn sự cư trú của sâu bệnh, quét cao khoảng 1-1,5 m và rải vôi chung quanh các gốc cây; Phun thuốc BVTV đúng loại thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng nồng độ - liều lượng như trên bao bì và theo hướng dẫn của cán bộ chuyên ngành BVTV.

     

    Nguyễn Xuân Thương - Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Yên Bái