• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    Kỹ thuật trồng, chăm sóc quế bền vững
    27/12/2023 4:25:00 CH
    Lượt xem: 727

    Hiện nay, cây quế đã trở thành cây trồng chủ lực cho phát triển kinh tế hộ gia đình ở một số địa phương của tỉnh Yên Bái. Để nâng cao năng suất và chất lượng cây quế góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, bà con cần lưu ý áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau.

    1. Kỹ thuật trồng:

    * Đất và thực bì trên đất để trồng rừng:

    - Đất đai: Có thể trồng Quế trên nhiều loại đất khác nhau (trừ đất đá vôi, đất cát, đất ngập úng) và có độ dày tầng đất trên 50cm; đất ẩm nhưng thoát nước tốt; đất nhiều mùn (>3%) và độ pHKCL = 4,0 – 5,5.

    - Thực bì trên đất:

    + Trạng thái thực bì thích hợp với việc trồng Quế là dạng rừng thứ sinh nghèo kiệt hoặc đất có thực bì tái sinh sau nương rẫy.

    + Không trồng Quế trên các loại đất không còn tính chất đất rừng như: Đất trống đồi núi trọc, nơi chỉ còn thảm cỏ cây bụi chịu hạn.

    * Làm đất, đào hố:

    - Tiến hành làm đất theo hố, hố phải đào theo đường đồng mức.

    - Cuốc lật hoặc xới đất rẫy có cục bộ 1m2 xung quanh vị trí đào hố, nhặt sạch rễ cây lớn (trên 2 cm).

    - Khi có mưa, đủ ấm tiến hành cuốc hố, hố kích thước 40cm x 40cm x 40cm; khi đào chú ý để riêng lớp đất mặt một bên phía trên dốc, chặt đứt toàn bộ rễ cây có trong long hố; hoàn thành việc đào hố trước khi trồng 1 tháng.

    * Bón phân, lấp hố:

    - Lượng phân bón: Theo mức hỗ trợ đầu tư cho từng loại rừng trồng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) và theo từng thời kỳ.

    - Lấp hố: Trước khi trồng từ 10 – 15 ngày, đập tơi toàn bộ lớp đất mặt (đã nhặt sạch cỏ, rễ cây, đá lẫn và đá cục) trộn đều với phân NPK rồi cho xuống đáy hố sau đó đập tơi lớp đất cái lấp lên trên, hố lấp đầy hình mu rùa và cao hơn mặt đất tự nhiên 2cm – 3cm.

    *Thời vụ trồng và kỹ thuật trồng:

    - Thời vụ trồng: Vụ xuân tháng 2 đến tháng 4. Vụ thu  tháng 7 đến tháng 9.

    - Kỹ thuật trồng (trồng rừng bằng cây con có bầu): Dùng cuốc hoặc bay khơi rộng long hố vừa đủ đặt bầu cây, đặt bầu vào giữa hố, bầu và than thẳng đứng, đường kính cổ rễ cách mặt đất 2cm- 3cm, lấp đất tơi nhỏ (loại bỏ đá mẹ và cỏ dại) cáo tới 1/2 đến 2/3 bầu, nén chặt xung quanh (tránh làm vỡ bầu). Sau đó tiếp tục vun đất quanh gốc cây cao hơn mặt đất tự nhiên 5-10 cm. Nếu vỏ bầu bằng chất dẻo Polyetylen trước khi lấp đất phải rạch bỏ vỏ bầu (thu hồi vỏ bầu để tái chế và giảm ô nhiễm môi trường) để hệ rễ phát triển được bình thường.

    2.Kỹ thuật chăm sóc:

    - Số lần chăm sóc: Rừng trồng được chăm sóc 7 lần trong 04 năm.

    + Đối với rừng trồng vụ xuân: Từ năm thứ nhất đến năm thứ 3 chăm sóc mỗi năm 2 lần, năm thứ 4 chăm sóc 1 lần.

    + Đối với rừng trồng vụ thu: Năm thứ nhất chăm sóc 01 lần, từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 chăm sóc mỗi năm 02 lần.

    - Kỹ thuật chăm sóc:

    a) Đối với rừng trồng vụ xuân

    - Năm thứ nhất:

    + Lần 1: Xới vun gốc đường kính rộng từ 0,6 - 0,8 m, gỡ dây leo và trồng dặm những cây bị chết.

    + Lần 2: Phát dọn dây leo cây bụi lấn át cây trồng, giữ ẩm cho gốc cây và phòng trừ sâu bệnh hại. Tiếp túc xới vun gốc đường kính rộng từ 0,8 - 1,0 m.

    - Năm thứ hai:

    + Lần 1: Phát dọn dây leo cây bụi lấn át cây trồng, giữ ẩm cho gốc cây và phòng trừ sâu bệnh phá hoại, trồng dặm những cây bị chết. Bón thúc (nếu có) cho cây trồng. Xới vun gốc đường kính rộng từ 0,8 - 1,0 m.

    + Lần 2: Phát dọn dây leo cây bụi lấn át cây trồng, giữ ẩm cho gốc cây và phòng trừ sâu bệnh phá hoại. Xới vun gốc đường kính rộng từ 0,8 - 1,0 m.

    - Năm thứ ba:

    + Lần 1: Phát dọn dây leo cây bụi lấn át cây trồng, giữ ẩm cho gốc cây và phòng trừ sâu bệnh phá hoại, trồng dặm những cây bị chết. Bón thúc (nếu có) cho cây trồng. Xới vun gốc đường kính rộng từ 0,8 – 1,0 m.

    + Lần 2: Phát dọn dây leo cây bụi lấn át cây trồng, giữ ẩm cho gốc cây và phòng trừ sâu bệnh phá hoại. Xới vun gốc đường kính rộng từ 0,8 – 1,0 m.

    - Năm thứ tư: Phát dọn dây leo cây bụi lấn át cây trồng, giữ ẩm cho gốc cây và phòng trừ sâu bệnh phá hoại.

    b) Đối với rừng trồng vụ thu

    - Năm thứ nhất chăm sóc 1 lần: Xới vun gốc đường kính rộng từ 0,6 – 0,8 m, gỡ dây leo và trồng dặm những cây bị chết.

    - Năm thứ hai:

    + Lần 1: Phát dọn dây leo cây bụi lấn át cây trồng, giữ ẩm cho gốc cây và phòng trừ sâu bệnh phá hoại, trồng dặm những cây bị chết. Bón thúc (nếu có) cho cây trồng. Xới vun gốc đường kính rộng từ 0,8 – 1,0 m.

    + Lần 2: Phát dọn dây leo cây bụi lấn át cây trồng, giữ ẩm cho gốc cây và phòng trừ sâu bệnh phá hoại. Xới vun gốc đường kính rộng từ 0,8 – 1,0 m.

    - Năm thứ ba:

    + Lần 1: Phát dọn dây leo cây bụi lấn át cây trồng, giữ ẩm cho gốc cây và phòng trừ sâu bệnh phá hoại, trồng dặm những cây bị chết. Bón thúc (nếu có) cho cây trồng. Xới vun gốc đường kính rộng từ 0,8 – 1,0 m.

    + Lần 2: Phát dọn dây leo cây bụi lấn át cây trồng, giữ ẩm cho gốc cây và phòng trừ sâu bệnh phá hoại. Xới vun gốc đường kính rộng từ 0,8 – 1,0 m.

    - Năm thứ tư:

    + Lần 1: Phát dọn dây leo cây bụi lấn át cây trồng, giữ ẩm cho gốc cây và phòng trừ sâu bệnh hại. Tiếp túc xới vun gốc đường kính rộng từ 0,8 – 1,0 m.

    + Lần 2: Phát dọn dây leo cây bụi lấn át cây trồng, giữ ẩm cho gốc cây và phòng trừ sâu bệnh phá hoại. 

    Hồ Thị Nguyệt Ánh - Trung tâm Khuyến nông