• Loading...

 Chào mừng bạn đến với Trang Thông tin điện tử Khuyến Nông tỉnh Yên Bái!

Chuyên mục hỏi đáp

đặt câu hỏi

    Câu hỏi:


  • HÌNH ẢNH

    In Đọc bài
    Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su
    05/12/2023 9:13:00 SA
    Lượt xem: 1696

    1. Điều kiện sinh thái

    Đất trồng tầng sâu trên 1,5m không bị úng thủy, không đụng đá kết von, đá bàn, cao trình dưới 600m so mực nước biển.

    Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25 - 28oC, lượng mưa bình quân hằng năm 1500mm phân bố mưa từ 5 - 6 tháng trong năm.

    2. Chuẩn bị đất

    Chuẩn bị đất trước 60 ngày, cho rà gốc, gom dọn sạch rễ, chồi sau khi cày đất.

    Đất chuẩn bị trồng cần phải đảm bảo yêu cầu bảo vệ đất màu, chống úng, chống xói mòn, có mương thoát nước và xây dựng hệ thống đường đi.

    3. Thiết kế hàng trồng

    Đất dốc <50 trồng thẳng hàng theo hướng Bắc Nam

    Đất dốc từ 50 - 200 trồng theo đường đồng mức chủ đạo

    4. Mật độ và khoảng cách trồng

    Đất đỏ: 7m x 3m tương ứng với 476 cây/ha

    Đất xám: 6m x 3m tương ứng với 555 cây/ha

    5, Chuẩn bị giống theo kỹ thuật trồng cây cao su

     Để có năng suất cao, chất lượng, sản lượng ổn định lâu dài và hàm lượng mủ tốt thì khâu trọn giống rất quan trọng. Phải chọn loại giống tốt và đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép sản xuất.

    Tiêu chuẩn cây giống:

    Cây Stum: Cây cao su phải đạt đường kính 16mm trở lên khi chiều cao đạt 10cm. Mắt ghép có hạt gạo tốt, không bị dập, vết ghép ổn định, rễ cọc dài 40-45cm.

    Cây bầu mắt ngủ: Ươm cây cao su trong bầu ni lông 18x35cm, khi đã ghép giống tốt, cắt ngọn cao 5 cm trên mắt ghép.

     Cây tiêu chuẩn: Đường kính gốc ghép phải đạt 12mm trở lên khi cổ rễ đạt 10cm. Mắt ghép sống ổn định và có hạt gạo tốt.

    Trồng bầu tầng lá: Tương tự với trồng bầu mắt ngủ.

     Lưu ý: Không làm vỡ bầu và gãy chồi. Trồng xong cần cắm cọc cao 70-100cm làm cột giữ chồi khỏi bị gió lung lay

    5. Phương pháp trồng

    Đào hố: 60x60x60 cm.(dài 60 x rộng 60 và sâu 60)

    Bón phân: Sau khi đào hố để ải 15 ngày, lấp hố bằng lớp đất mặt khoảng ½ hố, bón lót 2kg phân hữu cơ vi sinh + 300 gr lân + lớp đất mặt lấp đầy hố, cắm cọc giữa hố để đánh dấu điểm trồng sau này.

    a. Trồng cây bầu

    Lấy cuốc móc đất lấp trong hố lên, có độ sâu bằng chiều cao bầu cây con; dùng dao bén cắt bỏ đáy bầu 1 lớp khoảng 1 - 2 cm; cắt bỏ phần rễ cọc nhú ra khỏi bầu, hoặc bị xoắn trong đáy bầu, sau đó đặt bầu xuống hố, mắt ghép quay về hướng gió chính, mí dưới mắt ghép ngang với mặt đất, dùng dao bén rọc túi bầu Pe từ phía dưới lên cuốn nhẹ từ từ túi bầu, cuốn lên tới đâu lấp đất tới đó, ém giữ cho bầu đất không bị vỡ, cuối cùng cho lấp đất quanh gốc bầu phủ kín cổ rễ, nhưng không lấp mắt ghép.

    b. Trồng cây stum trần

    Dùng cuốc móc đất lấp hố lên, có độ sâu dài hơn rễ đuôi chuột cây stump; đặt tum thẳng xuống hố, mắt ghép quay về hướng gió chính lấp hố lại từng lớp đất, lấp tới đâu dậm kỹ tới đó để đất lắp chắt gốc tum; sau cùng lấp đất mặt cho cho đến ngang mí dưới mắt ghép, không để lồi cổ rễ lên mặt đất.

    c. Trồng dặm: 

    Phải trồng dặm và định hình vườn cây từ năm thứ nhất, 20 ngày sau trồng phải kiểm tra, trồng dặm lại những cây chết hoặc mắt ghép chết.

    Để đảm bảo vườn cây đồng đều, phải chuẩn bị 15% đối với vườn cây trồng bầu và 25 % vườn cây trồng trần trồng dặm, so với cây trồng mới.

    Có thể trồng dặm bằng tum trần, bầu cắt ngọn, bầu 1-2 tầng lá hoặc Stump bầu có hai tầng lá ổn định.

    Trồng dặm bằng cây con đúng giống đã trồng trên vườn cây.

    6. Thời vụ trồng

    - Trồng tum từ tháng 5 đến tháng 7 khi thời tiết thuận lợi, đất đủ đổ ẩm

    - Trồng tum bầu có tầng lá từ tháng 4 đến tháng  8 khi thời tiết thuận lợi, đất đủ đổ ẩm

    7. Chăm sóc

    a. Làm cỏ

    - Làm cỏ trên hàng

    Năm thứ nhất: làm cỏ cách gốc cao su mỗi bên 1m, 3 lần/năm, cỏ sát gốc cao su phải nhổ bằng tay, không làm bằng cuốc vì dễ gây vết thương cho cây, nơi đất dốc phải làm cỏ theo từng bồn cây để giảm bớt xói mòn, khi làm cỏ lưu ý không kéo đất ra khỏi gốc cao su.

    Từ năm thứ hai đến năm thứ 5 làm cỏ 4 lần/năm, năm thứ sáu đến năm thứ tám làm cỏ 2 lần/năm.

    Hạn chế làm cỏ thủ công trên hàng, ưu tiên sử dụng thuốc diệt cỏ để giảm công lao động.

    - Làm có giữa hàng

    Phát dọn cỏ, chồi giữa hai hàng cao su, duy trì thảm cỏ mặt đất khoảng 15 - 20cm, năm thứ nhất phát cỏ 2 lần/năm, năm thứ hai đến thứ tư phát 4lần/năm, hoặc sử dụng thuốc diệt cỏ thì giảm số lần phát cỏ.

    Hạn chế cày đất từ năm thứ hai trở đi, tuyết đối không cày ở vùng có độ dốc lớn hơn 8%.

    b. Tủ gốc giữ ẩm

    - Thời gian : năm đầu của cây vào cuối mùa khô

    - Vật liệu : Sử dụng thân các loại cây họ đậu, cây phân xanh, rơm rạ, thân cỏ dại... sau khi đã phúp bồn, xới váng.

    - Phương pháp: Tủ cách gốc 10 cm, bán kính tủ 1 m, dày tối thiểu 10 cm. Phủ một lớp đất dày 5 cm che kín lên trên bề mặt.

    c. Tỉa chồi

    Sau 2 tháng trồng, kiểm tra cắt chồi thực sinh và chồi ngang kịp thời, để cho chồi ghép phát triển tốt.

    Tỉa cành tạo tán: cần thường xuyên kiểm tra cắt bỏ những cành lệch tán, cành mọc tập trung.

    Vùng thuận lợi tạo tán ở độ cao 3m trở lên.

    đ, Bón phân

    Năm thứ nhất: Cần bón 3 lần. Lần 1 khi cây đã một tầng lá ổn định, lần 2 và lần 3 cách lần 1 nhiều nhất 1 tháng.

    Khi cao su đạt từ 1-4 tuổi: Đào rãnh rộng 10-15cm và sâu 7-10cm theo hình chiếu của tán lá và tiến hành bón, rải phân đều vào rãnh rồi lấp đất lại.

    Đối với cao su kinh doanh: Cây đã giao tán, phân được trộn đều rải giữa đường băng, bà con nên rải phân vào ngày mưa nhỏ có ẩm độ cao.

    3. Phòng chống cháy

    Phát dọn cỏ quanh bìa lô cao su thành hàng rộng 10m, dọn cỏ đường luồng, quét lá sạch cách hàng cao su 2m để tránh cháy lan, tuyệt đối không đốt lửa trong lô cao su.

      

    Hoàng Minh Nhật - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái