Toàn huyện Mù Cang Chải có gần 6.300 đàn ong nuôi; tập trung chủ yếu ở các xã: Dế Xu Phình, Púng Luông, Nậm Khắt, La Pán Tẩn…; sản lượng mật trung bình khoảng 65 - 80 tấn/năm.
Huyện Mù Cang Chải có gần 6.300 đàn ong, sản lượng mật trung bình khoảng 65 - 80 tấn/năm.
Những năm qua, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương vùng cao có nhiều rừng cây tự nhiên thuận lợi cho ong lấy mật hoa, huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo, quan tâm khuyến khích người dân phát triển nghề nuôi ong.
Nhờ các chính sách hỗ trợ kịp thời của tỉnh, huyện, người dân được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế, nhất là mô hình nuôi ong lấy mật.
Là địa phương có trên 90% là dân tộc Mông, hầu hết người dân đều có kinh nghiệm nuôi ong mật truyền thống với giống ong địa phương kết hợp với phương thức nuôi ong trong rừng tự nhiên không sử dụng thuốc kháng sinh… đã tạo nên thương hiệu cho sản phẩm mật ong đa hoa tự nhiên Mù Cang Chải.
Đến nay, toàn huyện Mù Cang Chải có gần 6.300 đàn ong nuôi, tập trung chủ yếu ở các xã: Dế Xu Phình, Púng Luông, Nậm Khắt, La Pán Tẩn…; 1 hợp tác xã và gần 20 tổ hợp tác nuôi ong; sản lượng mật trung bình khoảng 65 - 80 tấn/năm. Người nuôi ong Mù Cang Chải thu về mỗi năm trên 6 tỷ đồng.
Thời gian tới, huyện tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ dân tham gia liên kết nuôi ong với hợp tác xã, từng bước đưa mật ong Mù Cang Chải trở thành một trong những sản phẩm OCOP chủ lực của huyện, góp phần nâng cao giá trị, tạo thu nhập ổn định cho đồng bào vùng cao.
Báo Yên Bái