Từ những cặp dúi giống ban đầu, đến nay anh Đinh Xuân Linh, thôn Yên Thành, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên đang sở hữu mô hình nuôi dúi với quy mô hơn 100 con dúi thương phẩm và xuất bán thường xuyên mỗi tháng 30 - 40 con dúi giống, mỗi năm cho thu nhập hơn 100 triệu đồng.
Năm 2019, tình cờ biết đến con dúi khi đi rừng ở địa phương, bằng sự nhạy bén của bản thân anh Đinh Xuân Linh, thôn Yên Thành, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên đã nhận thấy con dúi có giá trị kinh tế cao, có thể nuôi tại quê nhà. Nghĩ là làm anh Linh đã vay vốn, học kỹ thuật và đầu tư nuôi dúi. Ban đầu, anh tự mình đi bắt và tìm mua của người dân 15 đôi dúi rừng về nuôi thử. Mặc dù có nhiều khó khăn, bỡ ngỡ nhưng bằng cách tích lũy dần kinh nghiệm và kiến thức, anh Linh đã thấy hiệu quả cao từ nuôi dúi và quyết định phát triển mô hình này.
Dúi vốn là loài gặm nhấm, thích hợp sống ngoài tự nhiên, ở những khu vực tối trong rừng, do đó chuồng dúi không tốn nhiều diện tích,100m² có thể làm được từ 100 đến 120 chuồng, Anh Linh đổ bê tông các chuồng hình vuông, ở nơi kín gió, không bị ánh sáng chiếu trực tiếp và bố trí chuồng ở nơi yên tĩnh. Thức ăn của loài dúi rất đơn giản chỉ là thân cây tre, bắp ngô, thóc, nứa, chít, cỏ voi…Đặc biệt nhất của dúi là phân như mùn cưa nên không có mùi hôi tanh. Vì vậy, có thể nuôi dúi ở nhiều nơi. Động vật này cũng có sức đề kháng cao nên ít mắc bệnh dịch. Tìm hiểu được điều này, anh Linh đã nắm bắt về tập tính, khả năng thích nghi và nắm giữ những bí quyết để có cách chăm sóc phù hợp. Anh Linh cho biết thêm: “Để nuôi dúi lớn nhanh, khỏe mạnh thì thức ăn là yếu tố quan trọng nhất. Dù thức ăn của loài động vật này đơn giản, dễ tìm kiếm trong tự nhiên, tận dụng được cả các phế phụ phẩm của nông nghiệp song do đặc tính dễ lạnh bụng của loài nên tôi chú trọng đến khâu xử lý nguồn thức ăn đảm bảo cho dúi không bị nhiễm bệnh”.
Cũng theo anh Linh, Dúi thương phẩm sẽ có thời gian nuôi từ 7-9 tháng, đạt trọng lượng từ 0.8 -1,1 kg, đảm bảo tháng nào cũng có giống cung ứng ra thị trường với giá bán 450 nghìn đồng/ 1 kg.
Để chủ động được nguồn giống, anh Linh đã tự mày mò, tìm cách nhân giống. Vừa để có nguồn con giống tại chỗ, chất lượng, vừa phục vụ được nhu cầu mua dúi giống của người dân địa phương. Đây cũng là kỹ thuật mà anh Linh cảm thấy khó nhất trong quá trình nuôi dúi vì vừa phải nắm vững được đặc tính của loài mùa sinh sản vừa phải có chế độ thức ăn, vắc xin phù hợp để dúi con khỏe mạnh. Anh Linh cho biết:
Thịt dúi là một trong những món đặc sản, thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng nên được nhiều người ưa chuộng. Hiện nay, số lượng dúi thịt của gia đình anh Linh cung cấp ra thị trường không đủ, chủ yếu hướng đến các nhà hàng.Để cùng phát triển, anh Linh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi cho những đoàn viên ở địa phương, nhờ đó nhân rộng ra được 1 số mô hình nuôi dúi mới. Đánh giá về mô hình của anh Linh, anh Đinh Đức Thuận, bí thư đoàn xã Hưng Thịnh cho biết:
Ở làng quê thuộc xã miền núi còn nhiều khó khăn như xã Hưng Thịnh, với khoảng hơn 50% thanh niên làm nông nghiệp, thì việc mạnh dạn xây dựng các mô hình phát triển kinh tế mới như nuôi dúi của gia đình anh Linh đem lại nguồn thu nhập khá cho các gia đình, giải quyết việc làm cho thanh niên, tạo động lực thôi thúc những người trẻ có ước mơ hoài bão, có ý chí vượt qua khó khăn, mạnh dạn với những cây trồng, vật nuôi mới để vươn lên phát triển kinh tế. Đây cũng là giải pháp giúp phong trào đoàn ở địa phương ngày càng phát triển mạnh mẽ và góp phần chung tay xây dựng nông thôn mới.
Nguyễn Thị Minh Phượng - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái
Tin khác